Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Những lỗi ngớ ngẩn khiến 'chủ' trẻ thua trên bàn đàm phán

Loại đàm phán thứ hai bạn cần nắm đó là loại đàm phán mà cả hai bên cần phải thương lượng để duy trì một mối quan hệ làm ăn lâu dài, phức tạp hơn. Điều quan trọng cần nhớ ở đây đó là cái mà bạn đang đem ra thương lượng và giới thiệu với bạn hàng chính là niềm tin và sự tôn trọng của bạn dành cho họ và cái mà bạn muốn đạt được cùng là niềm tin và sự tôn trọng từ đối phương. Vì vậy bạn cần phải đưa ra một chiếc lược đàm phán cụ thể với tiêu chí bảo vệ những điều đó bằng mọi giá.


Đối với một doanh nhân thì kỹ năng đàm phán là kỹ năng tối quan trọng. Thế nhưng không phải doanh nhân nào cũng thông thạo trong đàm phán, đặc biệt là những doanh nhân trẻ.
Khi bạn trở thành một doanh nhân, hầu hết tất cả mọi hoạt động của bạn đều sẽ xoay quanh những cuộc đàm phán, thương lượng với khách hàng và các đối tác, đôi khi là cả nhân viên. Vì vậy đàm phán nghiễm nhiên trở thành một kỹ năng cơ bản của các doanh nhân. Tuy nhiên thật không may là có rất nhiều doanh nhân đã trở thành nạn nhân của những sai lầm cơ bản và ngớ ngẩn trên bàn đàm phán. Những lỗi này có thể rất hay bắt gặp ở những doanh nhân trẻ tuổi, non nghề. Để giảm sự thất bại xuống mức thấp nhất có thể, các nhà đám phán của doanh nghiệp nên ghi nhớ 3 sai lầm hàng đầu dưới đây.
loi-co-ban-khi-dam-phan-o-doanh-nhan-tre-1.jpg
Quá tham lam
Không có gì có thể làm hỏng một cuộc đàm phán nhanh chóng hơn sự tham lam. Nếu một bên đòi hỏi quá nhiều hoặc quá hung hăng, thì chắc chắn mối quan hệ làm ăn sẽ đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên nó rất khó để có thể đánh giá xem một người đàm phán có tham lam hay không. Và càng khó hơn khi bạn phải tự đánh giá và nhận ra điều này ở bản thân để điều chỉnh nó.
Mặc dù bạn có cố gắng đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi những lúc cảm xúc ảnh hưởng đến hành động của bản thân. Thay vì chỉ nghĩ đến lợi ích cao nhất của bản thân và doanh nghiệp, hãy tạo ra những cám dỗ để đối tác không thể từ chối đề nghị nơi bạn. Và hãy sử dụng sự khiêm tốn của bản thân để tạo ra sự cám dỗ đó.
loi-co-ban-khi-dam-phan-o-doanh-nhan-tre-3.jpg
Không hiểu về cuộc đàm phán mà mình đang tham gia
Trên thực tế, khi khái quát lại, thì chỉ có 2 loại đàm phán thường gặp. Loại một là kiểu đàm phán thương lượng về mua bán tài sản. Ví dụ của loại đàm phán điển hình này là việc thương lượng để bán đi một sản phẩm của công ty. Trong tình huống này thì người bán chỉ muốn bán tài sản đó đi với giá trị cao nhất mà không quan tâm đến những giá trị lâu dài về sau của thỏa thuận mua bán này. Thông thường, khi thỏa thuận đã được cả hai bên mua và bán đồng ý thì hai bên sẽ không phải làm việc với nhau thêm nữa. Trong trường hợp này, các nhà đàm phán được khuyến khích là xem xét tình hình như một trò chơi tổng bằng 0 trong đó một người thắng và một người thua. Điều này sẽ khiến những cuộc trao đổi tự nhiên tích cực và sôi nổi hơn.
Loại đàm phán thứ hai bạn cần nắm đó là loại đàm phán mà cả hai bên cần phải thương lượng để duy trì một mối quan hệ làm ăn lâu dài, phức tạp hơn. Điều quan trọng cần nhớ ở đây đó là cái mà bạn đang đem ra thương lượng và giới thiệu với bạn hàng chính là niềm tin và sự tôn trọng của bạn dành cho họ và cái mà bạn muốn đạt được cùng là niềm tin và sự tôn trọng từ đối phương. Vì vậy bạn cần phải đưa ra một chiếc lược đàm phán cụ thể với tiêu chí bảo vệ những điều đó bằng mọi giá.
loi-co-ban-khi-dam-phan-o-doanh-nhan-tre.png
Đánh cược những điều mà bạn không có khả năng để đánh mất
Khi bạn tỏ ra cứng rắn trên bàn thương lượng, bạn luôn luôn phải ghi nhớ rằng họ, đối tác của bạn có thể sẽ bước đi bất cứ lúc nào. Điều này là đặc biệt nghiêm trọng với những mối quan hệ làm ăn lâu dài bởi vì chi phí mà bạn phải chịu thậm chí có thể là sự giải thể của công ty. Vì vậy, nếu đó là một mối quan hệ sống còn đối với doanh nghiệp của bạn thì tốt nhất bạn nên làm “dịu” bớt những ý muốn cá nhân của bản thân, đừng quá cứng rắn với đối phương để rồi mất hết tất cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét