Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Bước trên con đường chưa ai từng đi

Một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến thành công của IBM chính là việc Watson không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ và chấp nhận những kết quả hiện tại. Ông luôn hướng mắt đến tương lai, luôn tìm kiếm sự cải thiện và những cơ hội tiếp theo.


Khi tiếp quản vị trí Chủ tịch IBM từ cha vào năm 1952, Thomas J. Watson, Jr. biết có rất nhiều khó khăn chờ đợi mình phía trước. Điều gì đã làm nên một 'đế chế' IBM ngày càng lớn mạnh với gần 380.000 nhân viên với doanh thu khoảng 90 tỉ USD/năm.  
Thomas-John-Watson-Jr.jpg
'Đế chế' IBM với gần 380.000 nhân viên với doanh thu khoảng 90 tỉ USD/năm 

Watson đã xua tan mọi nghi ngờ, Dưới sự lãnh đạo của ông, IBM đã phát triển thành một công ty toàn cầu. 
Nhân viên là nguồn lực quan trọng nhất
“Điều mà tôi tự hào nhất chính là mọi người nói IBM có một môi trường làm việc tuyệt vời”.
Giống như cha mình, Watson luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo IBM là một công ty khiến người ta mong muốn tới làm việc. Từ những khoản thưởng hậu hĩnh tới việc khuyến khích thành lập kênh liên lạc giữa nhân viên và hệ thống quản lý, Watson luôn coi sự thỏa mãn của nhân viên là yếu tố quan trọng tuyệt đối.
Dưới sự lãnh đạo của Watson, IBM thiết lập một quá trình tuyển dụng vô cùng gắt gao với hàng loạt các cuộc phỏng vấn và các bài kiểm tra năng lực. Nhưng khi đã trúng tuyển, các nhân viên của IBM sẽ được đảm bảo một môi trường làm việc tốt nhất, nơi mà họ có thể tự do nếu ý kiến của mình và luôn được lắng nghe. 
Với Watson, nhân viên chính là nguồn lực quan trọng nhất. Một công ty không có những nhân viên nhiệt tình và trung thành sẽ  chẳng bao giờ đạt đến thành công, dù có đổ hàng núi tiền vào nghiên cứu và phát triển. “Chúng tôi tin vào sự quan trọng của từng cá nhân tại IBM và chúng tôi không bao giờ quên điều đó. Nó còn quan trọng hơn cả những hệ thống tuyệt vời nhất mà chúng tôi có thể tạo ra”.
Chấp nhận mạo hiểm
“Chúng ta phải có sự dũng cảm để chấp nhận mạo hiểm, khi đó là sự mạo hiểm đã được cân nhắc kỹ lưỡng”.
IBM đạt đến thành công như hiện tại không phải bởi họ chọn con đường an toàn, càng không phải đi theo con đường của các đối thủ cạnh tranh. Watson luôn chấp nhận mạo hiểm, ông tìm kiếm những con đường mà chưa ai đi bao giờ và đặt cược tất cả tiền bạc của mình. Có lúc thành công, có khi thất bại, nhưng dù thế nào nó cũng thể hiện ý chí sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì sự phát triển của IBM.
Khi những sự mạo hiểm đã được suy nghĩ một cách chín chắn, Watson tin rằng chúng cần được thử nghiệm, bởi nếu không có mạo hiểm, sẽ không có sự phát triển.
Khách hàng chính là ưu tiên hàng đầu
“Khả năng cung cấp dịch vụ tới từng khách hàng với sự thỏa mãn tối đa chính là đặc trưng của IBM”.
Ngoài các nhân viên của IBM, đối với Watson, không gì có thể quan trọng hơn khách hàng, cụ thể là làm họ hài lòng. Trong buổi đầu của ngành công nghiệp máy tính, marketing có thể đem lại sự khác biệt khi thu hút những khách hàng mới, nhưng chỉ có các khách hàng cảm thấy hài lòng mới quay lại với công ty trong những lần tiếp theo.
 Watson muốn chắc chắn rằng tất cả nhân viên của mình đều hiểu được khách hàng chính là ưu tiên hàng đầu của công ty, và tất cả mọi người đều phải được đối xử như một khách hàng tiềm năng.
Gánh trên vai trách nhiệm điều hành một tập đoàn đa quốc gia, nhưng phương châm điều hành của Watson hết sức đơn giản: “Làm cho khách hàng của mình hài lòng và bạn sẽ được tiếp tục làm việc thêm một ngày nữa”.
Dậm chân tại chỗ là thất bại
Một trong những yếu tố lớn nhất dẫn đến thành công của IBM chính là việc Watson không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ và chấp nhận những kết quả hiện tại. Ông luôn hướng mắt đến tương lai, luôn tìm kiếm sự cải thiện và những cơ hội tiếp theo.
“Việc luôn theo đuổi sự hoàn hảo không chỉ là thực hiện những công việc quan trọng với chất lượng cao nhất, nó còn có nghĩa là chú ý tới từng vấn đề nhỏ nhất, thôi thúc không ngừng để cải thiện và sáng tạo trong bất kỳ công việc nào”. Nhưng không phải bất kỳ cơ hội nào, Watson cũng vội vàng nắm lấy. “Khi IBM trở thành một tập đoàn lớn, chúng tôi phải chắc chắn rằng những gì mình đang thêm vào phải là những phần hữu ích”. Có rất nhiều ý tưởng đáng được lắng nghe và số lượng ý tưởng cũng không bao giờ là đủ. Việc của người lãnh đạo là chọn được ý tưởng đáng giá nhất và ra quyết định. Watson luôn thận trọng khi cân nhắc, chỉ đưa ra những hành động mà ông tin rằng là cần thiết và đem lại lợi ích cho công ty trong suốt cả một chặng đường dài.  
Thomas J. Watson, Jr là Chủ tịch của IBM từ năm 1952 đến năm 1971. Ông được Tạp chí TIME xếp vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét