Cụ Barbara gặt hái thành công trong sự nghiệp của 1 nhà sáng chế nhờ vốn sống, nghị lực phi thường, ý chí tự lập và cái đầu đầy ắp ý tưởng. Cụ có thể mách nhỏ những người đồng lứa điều gì? Trước hết cụ nhấn mạnh, hãy gắng biến tuổi tác của mình trở thành lợi thế và nhìn đời với khoảng cách nhất định - nhờ thế mà có thể né tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
Nếu bạn không tin vào điều này, hãy tìm hiểu câu chuyện cụ bà 91 tuổi người Mỹ Barbara Beskind (ảnh). Ở tuổi “xưa nay hiếm”, cụ đã trở thành kỹ sư sáng chế tại Thung lũng Silicon.
Không bao giờ quá muộn để thực hiện ước mơ |
Không để giấc mơ bị vùi lấp
Ngay từ tuổi ấu thơ, Barbara đã đau đáu ý tưởng thiết kế những đồ vật khác nhau nhưng đến tuổi hưu trí, cụ mới có thể thỏa mãn đam mê của mình. Bằng cách nào mà cụ bà ở tuổi “xưa nay hiếm” có thể được tuyển dụng vào 1 vị trí mà ứng viên phải đối mặt trước hết với công nghệ hiện đại và đông đảo đội ngũ kỹ sư trẻ tuổi?
Barbara Beskind sinh ra trong thời Đại Khủng hoảng Kinh tế (1929-1940), từ nhỏ đã mơ ước trở thành nhà khoa học. Nhưng thời ấy, phụ nữ không được nhận vào trường đại học cũng như cao đẳng công nghệ. Bất chấp số phận, Barbara không từ bỏ ước mơ. Nhiều thập kỷ, Barbara say mê tự học kiến thức thuộc các chuyên ngành chế tạo cơ khí, điện tử, tự động hóa… qua sách báo và tài liệu tìm mua hoặc mượn từ các thư viện. Vì cuộc sống, cụ buộc phải làm công việc không hề ưa thích. Thay vì trường đào tạo kỹ sư, Barbara tốt nghiệp khóa đào tạo nhân viên vật lý trị liệu và đầu quân vào quân đội Mỹ. Barbara phục vụ trong quân đội hơn 40 năm, để sau đó thụ hưởng mức lương hưu trí xứng đáng.
Tự tin với khởi đầu mới
Tuy nhiên, tuổi nghỉ hưu chưa phải dấu chấm hết câu chuyện giàu cảm hứng của người phụ nữ có tham vọng lớn này. Thực tế, câu chuyện bắt đầu gom nhặt “hương vị mới”. Khi thấy xuất hiện thông báo tuyển dụng lao động của một trong những hãng công nghiệp tin học ở Thung lũng Silicon, cụ Barbara đã không một giây do dự.
Làm việc tại Thung lũng Silicon là những chuyên gia xuất sắc nhất trong đội ngũ kỹ thuật viên xuất sắc. Cụ Barbara không e ngại dẫu bản thân thiếu cả kinh nghiệm nghiệp vụ thích hợp cũng như sự đào tạo chuyên ngành, cũng không mặc cảm vì cao tuổi. Cụ đã chớp nhoáng trả lời thông báo của IDEO - hãng nổi tiếng với những phát minh sáng tạo từ thời thiết kế chuột vi tính đầu tiên dành cho Apple -một cách tự tin, kèm bản CV ngót 10 trang của mình. Thật bất ngờ, cụ đã được tuyển dụng!
Ước mơ là một phần cuộc sống
Làm việc tại IDEO, cụ Barbara đã có thể phát triển đam mê ấp ủ gần thế kỷ. Như bản thân cụ nhấn mạnh, nhờ thế cụ cảm thấy trẻ hơn nhiều. Hằng ngày, cụ đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, song không từ bỏ thói quen dạo bộ. Cụ tới công sở vào thứ 5 hằng tuần với nhiệm vụ thiết kế những thiết bị sáng tạo dành cho người cao tuổi. Bởi bản thân cũng thuộc nhóm người “xưa nay hiếm” nên cụ ý thức được đầy đủ nhu cầu của những người đồng lứa.
Cụ Barbara nỗ lực đáp ứng nhu cầu của những ai đang vất vả vì tình trạng thị lực ngày càng suy giảm hoặc thoái hóa khớp. Cụ đã thiết kế thành công kính điện tử giúp người kém thị lực nhận biết đồ vật và không gian, cũng như “trekker” - dụng cụ giúp người khuyết tật chân hoặc cột sống có thể đi lại dễ dàng hơn.
Tuổi tác đâu phải rào cản
Cụ Barbara gặt hái thành công trong sự nghiệp của 1 nhà sáng chế nhờ vốn sống, nghị lực phi thường, ý chí tự lập và cái đầu đầy ắp ý tưởng. Cụ có thể mách nhỏ những người đồng lứa điều gì? Trước hết cụ nhấn mạnh, hãy gắng biến tuổi tác của mình trở thành lợi thế và nhìn đời với khoảng cách nhất định - nhờ thế mà có thể né tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
Ngoài ra, tin vào bản thân và năng lực của mình là yếu tố đặc biệt quan trọng. Thật sai lầm khi tin rằng, đến tuổi già, cuộc sống sẽ không có gì thú vị. Trái lại, cần phải làm tất cả những gì mang đến niềm vui và không bao giờ từ bỏ đam mê.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét