Jim Cramer - người dẫn chương trình "Mad Money" của CNBC cho rằng, ví Holmes với Steve Jobs là điều hoàn toàn hợp lý, nếu xét đến tầm nhìn của cô tới thế hệ sau. "Đây là công ty mang tính đột phá lớn, đe dọa thay đổi ngành y tế theo cách mà Amazon thay đổi ngành bán lẻ, Intel hay Microsoft thay đổi công nghệ máy tính, hay Apple thay đổi khái niệm điện thoại di động" - Cramer nhận xét về Theranos.
Hành trình xây dựng đế chế Theranos
Elizabeth Holmes sinh ngày 3/2/1984 tại Washington DC, Hoa Kỳ trong một gia đình tri thức truyền thống. Cha của cô - ông Christian Holmes, IV - là Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), còn mẹ cô - bà Noel Holmes - là chuyên viên đối ngoại và quốc phòng tại Quốc hội Mỹ. Elizabeth Holmes cũng như các anh chị em khác chưa bao giờ bị áp lực bởi sự sắp đặt của cha mẹ mà ngược lại, cha mẹ cô luôn hỗ trợ, động viên và để cho con cái phát triển tự nhiên. Lên 9 tuổi, Holmes đã viết một bức thư cho cha cô: “Thứ con thực sự muốn đạt được trong cuộc sống là khám phá những điều mới mẻ, điều gì đó mà loài người không biết là có thể thực hiện được”.
Gia đình Holmes chuyển nhà rất nhiều khi cô còn nhỏ, từ Washington DC đến Houston và Trung Quốc. Khi học trung học ở Trung Quốc, Holmes hoàn thành ba khóa học tiếng Quan Thoại dành cho trình độ đại học và bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình bằng cách biên dịch lập trình C++ rồi bán lại cho các trường đại học tại đây.
Holmes đã đến Stanford học ngành kỹ thuật hóa học. Khi còn là sinh viên năm nhất, cô vinh dự nhận được học bổng Tổng thống và một khoản trợ cấp 3000 USD để thực hiện dự án nghiên cứu. Trong vòng một năm, cô đã đệ đơn xin cấp bằng sáng chế cho “thiết bị y tế theo dõi, phân tích và phân phối thuốc” – một loại thiết bị đeo giám sát máu và quản lý thuốc cho bệnh nhân.
Elizabeth đã xin nghỉ học tại Stanford để tập trung cho Theranos |
Vào năm hai đại học, Holmes nói về nghiên cứu của mình với giáo sư Channing Robertson. Với sự giúp đỡ của ông, cô thành lập Real-Time Cures, sau này đổi tên thành Theranos. Cô xin nghỉ học tại Stanford sau kỳ tiếp theo, tập trung vào Theranos trong tầng hầm của một giảng đường.
Tên công ty của cô, Theranos, là sự kết hợp của hai từ liệu pháp và chẩn đoán. Theranos phát triển các xét nghiệm máu phát hiện tình hình của bệnh nhân, như các bệnh ung thư và hàm lượng cholesterol cao. Thay vì sử dụng kim tiêm, Theranos chỉ cần vài giọt máu thu được từ một cú chích rất nhẹ tại đầu ngón tay
Theranos đã hợp tác với chuỗi hiệu thuốc Walgreens để thực hiện việc này. Vì vậy, các trung tâm của họ cũng được xây trong cửa hàng của Walgreens. Họ đã có các trung tâm tại California, Arizona và kế hoạch mở rộng tới tất cả 8.200 cửa hàng Walgreens trên cả nước.
Thành công không đợi tuổi
Từ khi thành lập vào năm 2003, Theranos đã phát triển các xét nghiệm máu phát hiện rất nhiều vấn đề y tế. Thay vì chờ đợi hàng tuần lễ cho một tờ kết quả mà bản thân người bệnh cũng không hiểu, Theranos chỉ mất bốn giờ đồng hồ để đưa ra kết quả chính xác, dễ hiểu và rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp xét nghiệm máu thông thường.
Giá trị hiện tại của Theranos là 9 tỷ USD, trong đó Elizabeth Holmes sở hữu 50% vốn cổ phần, tương đương 4,5 tỷ USD. Với số tài sản này, hiện tại, Elizabeth Holmes là nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới.
Song với Elizabeth, tiền bạc không phải là tất cả. Sứ mệnh của cô là khiến cho việc xét nghiệm máu trở nên dễ dàng với tất cả mọi người, từ đó giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh được dễ dàng hơn.
"Tôi nghĩ là rất nhiều người trẻ cũng có ý tưởng và phát hiện tuyệt vời nhưng họ thường chờ đợi. Tôi chỉ bắt đầu sớm hơn họ một chút thôi", Holmes cho biết trên CNN.
Tính đến năm 2014, Holmes đã có 84 bằng sáng chế của riêng mình (bao gồm 18 bằng ở Mỹ và 66 bằng ở các quốc gia khác). Tháng 3/2015, Elizabeth Holmes trở thành người trẻ tuổi nhất từng được vinh danh là một thành viên suốt đời của Hiệp hội Horatio Alger dành cho những người Mỹ xuất sắc.
Steve Jobs thứ 2
Elizabeth Holmes thường được so sánh là có tầm nhìn xa như Steve Jobs. Cô từng chia sẻ với Mercury News rằng, cô cho ra mắt công ty sau khi "suy nghĩ về sự thay đổi lớn nhất mà tôi có thể làm cho thế giới là gì". Giống như Steve Jobs, Elizabeth Holmes thường mặc trang phục màu đen hàng ngày. Cô giải thích rằng đã là sở thích và tính cách thì không cần biết tại sao.
Tính đến năm 2014, Holmes đã có 84 bằng sáng chế của riêng mình |
Jim Cramer - người dẫn chương trình "Mad Money" của CNBC cho rằng, ví Holmes với Steve Jobs là điều hoàn toàn hợp lý, nếu xét đến tầm nhìn của cô tới thế hệ sau. "Đây là công ty mang tính đột phá lớn, đe dọa thay đổi ngành y tế theo cách mà Amazon thay đổi ngành bán lẻ, Intel hay Microsoft thay đổi công nghệ máy tính, hay Apple thay đổi khái niệm điện thoại di động" - Cramer nhận xét về Theranos.
Khi được hỏi có cảm thấy áp lực khi gánh danh hiệu này không, cô trả lời: "Tôi không cho là sẽ có một Steve Jobs nữa. Ông ấy là doanh nhân mang tính hiện tượng rồi. Chúng tôi đang có cơ hội tuyệt vời để học ông ấy cách thay đổi thế giới và chúng tôi đang làm việc 24/7 để hoàn thành điều đó".
Elizabeth Holmes là "đại gia" duy nhất tại Mỹ chỉ đầu tư duy nhất vào một lĩnh vực mà có số tài sản lên tới hàng tỷ USD, điều đó khiến cho những ông trùm kinh tế, tài chính hay bất động sản cũng phải ngả mũ kính phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét