Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

YouTube,đã trở thành một phần cuộc sống cộng đồng

Trong khi công nghệ ngày càng phát triển và đôi lúc trở nên phức tạp với hầu hết mọi người thì Hurley và Chen bắt đầu với ý tưởng về một công cụ đơn giản để ai cũng có thể sử dụng. YouTube bắt đầu với việc sử dụng Adobe Flash – Công nghệ được cài đặt trong hầu hết các máy tính cá nhân để hiển thị video trực tuyến nhanh hơn. Trong khi việc tải lên một video qua email có thể mất đến 30 phút thì YouTube cho phép việc đưa lên và tải về video chỉ mất vài phút và hoàn toàn miễn phí. Trang web youtube.com có giao diện đơn giản và đề cao sự tương tác với người dùng bằng cách đáp ứng nhu cầu của riêng họ trong việc tổ chức và tìm kiếm video. Hurley và Chen cũng không ngừng làm phong phú kho dữ liệu video của mình với những thước phim quý được cộng đồng quan tâm. Những video với lượng truy cập khổng lồ trên YouTube ngày nay đã trở thành một trong những video với lượng người xem lớn nhất trên thế giới. YouTube đã định nghĩa thời đại của video trực tuyến theo cách đó, thậm chí qua YouTube, một ca sĩ trẻ có thể trở thành ngôi sao của thế giới với lượng truy cập khổng lồ. Justin Bieber đã trở thành ngôi sao khi video đầu tiên mang tên “Baby” có lượng truy cập tới 500 triệu người xem. Ngày nay, YouTube với ảnh hưởng của mình, đã thực sự có thể biến giấc mơ thành ngôi sao của mọi người thành hiện thực. Tạp chí Time đã viết về YouTube “YouTube như một siêu thị trực tuyến cho bất cứ ai muốn tìm video theo nhu cầu của họ. Tất cả mọi thứ ở đó và những gì bạn phải làm là bước vào cửa”.


Được thống kê là trang web truy cập nhiều thứ ba trên thế giới, với kho dữ liệu khổng lồ, YouTube được tạp chí Time khẳng định là nơi mà người ta “dành thời gian gấp đôi lượng thời gian với cả ba mạng lưới truyền hình lớn của Mỹ kết hợp lại”.
Ngày nay, nhắc đến những trang web nổi tiếng nhất trên internet, người ta không thể không nhắc đến Google, Facebook và YouTube. Thu hút 4 tỷ lượt xem video mỗi ngày, YouTube – sản phẩm được xem là “Phát minh của năm 2006” đã đưa những người sáng lập thành những tỷ phú mới của thế giới công nghệ: Steve Chen và Chad Hurley. Từ những sinh viên trẻ theo học ngành khoa học máy tính và thiết kế đồ họa, Steve Chen và Chad Hurley, từ những ý tưởng đơn giản và táo bạo đã tạo nên YouTube như “người khổng lồ” trong thế giới công nghệ.
Steve-Chen-v-Chad-Hurley.jpg
 Steve Chen và Chad Hurley, người sáng lập ra Youtube
  1. Từ một ý tưởng đơn giản
Những gì mọi người muốn xem đôi khi đơn giản là chia sẻ về chính mình, không chỉ là những video được sản xuất chuyên nghiệp
Steve và Chen là những sinh viên trẻ ở các trường đại học khác nhau, Hurley là sinh viên thiết kế đồ họa tại Đại học Indiana và Chen nghiên cứu khoa học máy tính tại Đại học Illinois. Họ cùng có công việc làm thêm tại PayPal, trở thành đồng nghiệp và bạn thân của nhau trong việc thiết kế logo chính thức của PayPal. Khi eBay mua lại PayPal với giá 1,54 tỷ đô, cả hai đã nhận được số tiền thưởng lớn cho công việc của mình. Những ý tưởng ban đầu về việc dành khoản tiền đó để thành lập công ty riêng của hai người đã bắt đầu nhen nhóm. Trong tháng 1 năm 2005, Hurley và Chen tham dự một bữa tiệc tối của một người bạn ở San Francisco, họ đã dùng máy ảnh quay lại không khí của bữa tiệc và muốn chia sẻ với những người bạn của mình vào ngày hôm sau. Nhưng gửi email quá mất thời gian và mọi người trong nhóm không thể cùng nhau công khai bàn luận. Từ đó, Hurley và Chen đã nhen nhóm ý tưởng về việc tạo ra YouTube, nơi giúp tải lên và chia sẻ video trực tuyến dễ dàng cho tất cả mọi người, bởi “Những gì người dùng muốn xem nhất là bản thân họ. Họ không chỉ muốn xem những nội dung được sản xuất chuyên nghiệp. Ngày nay, hầu như mọi người đều có cơ hội có một chiếc máy ảnh hoặc máy quay  và họ dễ dàng tạo ra những đoạn video của riêng mình. YouTube là công cụ để mọi người kể lại câu chuyện của chính mình”. Chỉ một năm sau, từ ý tưởng đó, YouTube đã ra đời như một cuộc cách mạng.
  1. Cung cấp dịch vụ đơn giản và hoàn hảo
Chúng tôi cần YouTube phải thật đơn giản để ai cũng có thể hiểu. Chúng tôi cần nó như không có trí tuệ
Trong khi công nghệ ngày càng phát triển và đôi lúc trở nên phức tạp với hầu hết mọi người thì Hurley và Chen bắt đầu với ý tưởng về một công cụ đơn giản để ai cũng có thể sử dụng. YouTube bắt đầu với việc sử dụng Adobe Flash – Công nghệ được cài đặt trong hầu hết các máy tính cá nhân để hiển thị video trực tuyến nhanh hơn. Trong khi việc tải lên một video qua email có thể mất đến 30 phút thì YouTube cho phép việc đưa lên và tải về video chỉ mất vài phút và hoàn toàn miễn phí. Trang web youtube.com có giao diện đơn giản và đề cao sự tương tác với người dùng bằng cách đáp ứng nhu cầu của riêng họ trong việc tổ chức và tìm kiếm video. Hurley và Chen cũng không ngừng làm phong phú kho dữ liệu video của mình với những thước phim quý được cộng đồng quan tâm. Những video với lượng truy cập khổng lồ trên YouTube ngày nay đã trở thành một trong những video với lượng người xem lớn nhất trên thế giới. YouTube đã định nghĩa thời đại của video trực tuyến theo cách đó, thậm chí qua YouTube, một ca sĩ trẻ có thể trở thành ngôi sao của thế giới với lượng truy cập khổng lồ. Justin Bieber đã trở thành ngôi sao khi video đầu tiên mang tên “Baby” có lượng truy cập tới 500 triệu người xem. Ngày nay, YouTube với ảnh hưởng của mình, đã thực sự có thể biến giấc mơ thành ngôi sao của mọi người thành hiện thực. Tạp chí Time đã viết về YouTube “YouTube như một siêu thị trực tuyến cho bất cứ ai muốn tìm video theo nhu cầu của họ. Tất cả mọi thứ ở đó và những gì bạn phải làm là bước vào cửa”.
Youtube.png
 Youtube, trang web được truy cập nhiều thứ 3 trên thế giới
  1. Mục đích là phát triển cộng đồng
Chúng tôi không vội vàng để có 10 triệu đô. Chúng tôi quan tâm đến việc phát triển cộng đồng của mình và muốn YouTube cần thiết trong một thời gian dài”
Một trong những điều đặc biệt về những người trẻ ở YouTube rằng họ không vội vàng với cơ hội kiếm tiền. “Chúng tôi có thể có được doanh thu từ YouTube 10 triệu đô mỗi tháng bằng cách chạy các video quảng cáo. Nhưng chúng tôi không muốn mình sử dụng YouTube để quảng cáo, chúng tôi muốn xây dựng một cộng đồng”. Quan tâm đến người dùng và những mục tiêu lâu dài, YouTube không phải là một trang quảng cáo, cũng không chỉ là một trang giải trí để mọi người chỉ vào đó để tìm kiếm những video vui vẻ. YouTube đã trở thành một phần của cuộc sống cộng đồng. Ngày nay, vào YouTube người ta có thể tìm được cách để làm mọi thứ như học yoga, nấu ăn, làm vườn hay bất cứ điều gì mà họ quan tâm, thậm chí, các ứng viên tổng thống Mỹ cũng đã tải lên video chiến dịch tranh cử của họ. Hurley nói rằng “Khi bắt đầu YouTube, không ít người cho rằng, “tuổi thọ” của YouTube cũng như bất cứ trang video giải trí nào chỉ có thể tồn tại không quá một tháng. Và chúng tôi đã tồn tại lâu hơn một chút, hay bằng cách luôn luôn ưu tiên nhu cầu của người dùng, một tháng đó cuối cùng đã rất dài”.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Debbi Fields – Người nội trợ trở thành triệu phú


Debbi Fields kể lại rằng, giây phút khó khăn nhất trong cuộc đời cô đó là khoảnh khắc “Tôi muốn làm gì đó, tôi thực sự muốn mình trở thành một ai đó, nhưng tôi không biết mình phải làm như thế nào?”. Không học thức, không một ngày được đào tạo về kinh doanh, Debbi thực sự hoang mang về những gì cô cần làm và cô tìm đến những người thân với mong muốn nhận được sự hỗ trợ. “Chồng tôi trả lời ngay lập tức “Ôi, em yêu, đó là một ý tưởng ngu ngốc”. Cha mẹ tôi thì nói “Không có bất kỳ doanh nghiệp nào chỉ kinh doanh bánh quy, con không biết điều đó à?”. Nếu tôi nghe tất cả những gì mọi người nói trong suốt quá trình cố gắng của mình, tôi đã chẳng thể làm được gì. Thất bại đơn giản là không cố gắng”. Cha mẹ cô thậm chí liệt kê tất cả các lý do tại sao con gái họ không thể bắt đầu kinh doanh. Nhưng Debbi không từ bỏ, cô thế chấp tài sản duy nhất mà mình có là chiếc xe Volkswagen Beetle, cố gắng làm những chiếc bánh ngon nhất, vạch ra kế hoạch từ những hiểu biết đơn giản của mình và gõ cửa tất cả những ngân hàng có thể để vay vốn khởi nghiệp. Tất cả đều thử bánh quy cô mang tới, lắng nghe cô nói và trả lời “Cảm ơn vì những chiếc bánh quy của chị, nhưng chúng tôi không quan tâm”. Đó là một hành trình gian khó, nhưng tôi đã có quyết định của cuộc đời mình và hành trình đó mới chỉ bắt đầu” – Debbi kể lại.

Debbi Fields (18/9/1957) là người sáng lập thương hiệu bánh quy nổi tiếng Fields Bakeries, tác giả của hàng loạt cuốn sách và chương trình dạy nấu ăn được ưa thích nhất tại Mỹ.
Câu chuyện về thành công của Debbi Fields đã truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ trên thế giới trong suốt 30 năm qua. Không bằng đại học, không sự hỗ trợ từ gia đình và không có tiền, nhưng người phụ nữ chỉ biết nội trợ - Debbi Fields, từ nhà bếp của mình đã tạo nên chuỗi 160 cửa hàng bánh Fields trên khắp nước Mỹ, 2.300 cửa hàng trên khắp thế giới với lợi nhuận hàng năm đạt 45 triệu đô la.
Fields-Bakeries1.jpg
Debbi Fields, người sáng lập thương hiệu bánh quy nổi tiếng Fields Bakeries 
  1. Quyết định rằng bạn phải làm điều gì đó cho cuộc đời mình
“Trong căn phòng đó, trong buổi tối hôm đó, tôi quyết định rằng tôi phải làm gì đó cho cuộc đời mình. Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh bánh quy, đó là điều thâm tâm tôi mách bảo, là điều mà tôi có thể làm tốt nhất”
Cho dù bạn là ai, khi bạn muốn thành công, bạn phải là người đầu tiên quyết định điều đó. Debbi Fields là con út trong một gia đình năm chị em gái, cha là thợ hàn, mẹ ở nhà nội trợ. Từ khi còn bé, Debbi đã suốt ngày quấn quýt bên mẹ. Cô bé thích làm bánh quy từ khi còn rất nhỏ. Gia đình nghèo khó, Debbi không chú tâm vào học mà phải bắt đầu làm thêm từ năm 13 tuổi, nhưng cô bé vẫn tiếp tục niềm đam mê của mình với bánh quy, bơ, vani và chocolate. Debbi Fields nói rằng từ khi còn nhỏ, niềm vui lớn nhất của cô là được nhìn gia đình, bạn bè ăn những chiếc bánh do mình làm. Tốt nghiệp trung học, năm 19 tuổi, Debbi đã gặp Randy Fields – một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Stanford. Họ kết hôn ngay sau đó và Debbi Fields thực hiện mơ ước của mình khi trở thành người phụ nữ nội trợ với căn bếp mơ ước. “Tôi thực sự hạnh phúc khi là một bà nội trợ. Tôi yêu và tự hào về chồng mình, nhưng có những lúc tôi cảm thấy cuộc sống của mình không thực sự tuyệt vời”. Đó là khi Debbi bắt đầu xuất hiện cùng chồng trong những mối quan hệ xã hội. Câu hỏi mà cô thường nhận được từ bất cứ người bạn nào của chồng là “Bạn có định hướng gì tiếp theo cho cuộc đời?”. Những câu hỏi, sự coi thường trong mắt những người bạn của Randy khiến Debbi thật sự suy nghĩ. Và vào một buổi tối, khi cùng chồng đến dự tiệc, một người bạn đã hỏi cô: “Debbi, chính xác thì bạn muốn làm gì trong cuộc đời mình?”. “Tôi đang cố gắng định hướng!” – Debbi trả lời một cách ngượng nghịu. Ngay sau đó, người bạn cười lớn, tiến đến giá sách, cầm cuốn từ điển và đưa cho cô “Debbi này, bạn thậm chí không thể nói đúng ngữ pháp nữa, tra lại từ “định hướng” trong cuốn từ điển này đi!”. Người bạn rời đi và Debbi bật khóc “Tôi không bao giờ, không bao giờ muốn gặp lại cảm giác này nữa. Và trong căn phòng đó, trong buổi tối hôm đó, tôi quyết định rằng tôi phải làm gì đó cho cuộc đời mình”.
  1. Đừng từ bỏ
“Có những âm thanh vang lên trong tâm trí tôi những khi khó khăn “Debbi, chỉ cần từ bỏ”, nhưng tôi trả lời “Từ bỏ là điều dễ dàng nhất để làm”
Debbi Fields kể lại rằng, giây phút khó khăn nhất trong cuộc đời cô đó là khoảnh khắc “Tôi muốn làm gì đó, tôi thực sự muốn mình trở thành một ai đó, nhưng tôi không biết mình phải làm như thế nào?”. Không học thức, không một ngày được đào tạo về kinh doanh, Debbi thực sự hoang mang về những gì cô cần làm và cô tìm đến những người thân với mong muốn nhận được sự hỗ trợ. “Chồng tôi trả lời ngay lập tức “Ôi, em yêu, đó là một ý tưởng ngu ngốc”. Cha mẹ tôi thì nói “Không có bất kỳ doanh nghiệp nào chỉ kinh doanh bánh quy, con không biết điều đó à?”. Nếu tôi nghe tất cả những gì mọi người nói trong suốt quá trình cố gắng của mình, tôi đã chẳng thể làm được gì. Thất bại đơn giản là không cố gắng”. Cha mẹ cô thậm chí liệt kê tất cả các lý do tại sao con gái họ không thể bắt đầu kinh doanh. Nhưng Debbi không từ bỏ, cô thế chấp tài sản duy nhất mà mình có là chiếc xe Volkswagen Beetle, cố gắng làm những chiếc bánh ngon nhất, vạch ra kế hoạch từ những hiểu biết đơn giản của mình và gõ cửa tất cả những ngân hàng có thể để vay vốn khởi nghiệp. Tất cả đều thử bánh quy cô mang tới, lắng nghe cô nói và trả lời “Cảm ơn vì những chiếc bánh quy của chị, nhưng chúng tôi không quan tâm”. Đó là một hành trình gian khó, nhưng tôi đã có quyết định của cuộc đời mình và hành trình đó mới chỉ bắt đầu” – Debbi kể lại.
Fields-Bakeries2.jpg
Bánh quy nổi tiếng Fields Bakeries do Debbi Fields sáng tạo ra
  1. Đam mê là chìa khóa thành công
Tôi đầu tư cho niềm đam mê của bạn – đó là câu trả lời chấp thuận mà tôi nhận được
Ai sẽ quyết định đầu tư cho ý tưởng của một người phụ nữ không có kiến thức, không được đào tạo và chỉ biết quẩn quanh trong gian bếp với công việc nội trợ. Debbi đã không nản lòng cho đến khi cô nhận được câu trả lời chấp thuận từ ông chủ một ngân hàng nhỏ. Họ không đầu tư cho những chiếc bánh quy nhỏ của Debbi, họ đầu tư cho niềm đam mê, quyết tâm của cô bắt đầu sự nghiệp kinh doanh đầu tiên của đời mình. “Nếu bạn yêu những gì bạn đang làm, bạn sẽ không bao giờ phải làm việc, dù chỉ một ngày trong đời mình” – Debbi nói rằng cô không phải làm việc mà chỉ đi theo đam mê của mình.  Năm 1977, Debbi mở cửa hàng bánh quy Fields đầu tiên tại Palo Ato. Cô làm hàng nghìn những chiếc bánh quy hàng ngày không biết mệt mỏi và gửi những khay bánh quy miễn phí của mình đi khắp nơi với lời chào hàng đơn giản của cô rằng “Tôi không muốn quảng cáo và nói rằng đây là những chiếc bánh quy ngon nhất thế giới. Nhưng hãy nếm thử, nếu bạn thích nó, nếu bạn nghĩ là nó xứng đáng, bạn có thể mua”. Từ những ngày khởi đầu với những khay bánh miễn phí đó, 6 năm sau, Debbi Fields đã có 160 cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Năm 1996, chuỗi cửa hàng bánh quy Fields nhận được sự đầu tư lớn của các hãng Connecticut, Greenwich, Capricorn và mở rộng hệ thống cửa hàng lên tới 2.300 cửa hàng trên khắp thế giới. Năm 2003, Debbi Fields được công nhận là thành viên Hội doanh nhân xuất sắc tại Mỹ. Và câu chuyện về thành công của cô đã trở thành một trong những câu chuyện được nhắc tới nhiều nhất để truyền cảm hứng cho phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Harland Sanders – Cách bắt đầu sự nghiệp của ông già 66 tuổi

Hình ảnh thương hiệu do Harland Sanders xây dựng nổi tiếng đến mức, mỗi lần ông xuất hiện trước công chúng, doanh số của KFC thường tăng lên 10%. Năm 1964, khi bị chuẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, Sanders đã bán lại sự nghiệp của mình cho một nhóm các nhà đầu tư. Nhưng ông vẫn là phát ngôn viên của KFC cho đến tận ngày cuối đời. Năm 1980, Sanders qua đời tại khu tưởng niệm Cemetery ở Louisville với sự đưa tiễn của hơn 1.000 người. Ông được chôn cất trong bộ đồ trắng, thắt cà vạt đen đặc trưng. Nhưng cho đến ngày nay, hình ảnh ông già cười vẫn là biểu tượng không thay đổi của KFC trên toàn thế giới.


Harland Sanders là người sáng tạo ra món gà rán, hiện là món chính trong thực đơn của chuỗi nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng thế giới KFC (Kentucky Fried Chicken).
Harland David Sanders (sinh ngày 09/9/1890 – 16/12/1980) là người sáng lập chuỗi thức ăn nhanh Kentucky Fried Chicken (KFC) - một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới với 14.000 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại 100 quốc gia cho doanh thu hàng năm lên tới 520 triệu đô. Khởi nghiệp chuỗi cửa hàng KFC khi 66 tuổi, Sanders đã nhượng lại sự nghiệp của mình và qua đời năm 90 tuổi nhưng hình ảnh của quý ông mỉm cười trong bộ đồ nấu ăn màu trắng, chòm râu trắng, thắt cà vạt đen vẫn xuất hiện trong bất cứ bao bì sản phẩm nào của KFC. Trải qua một cuộc sống thăng trầm với những bất hạnh khổ đau và vất vả từ khi còn là một đứa trẻ, Harland Sanders bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình đã cho thấy lòng yêu đời bất diệt, nụ cười không bao giờ tắt và niềm đam mê với cuộc sống được ông mô tả với vị ngon trên từng ngón tay.
3.jpg
 Harland David Sanders, người sáng lập chuỗi thức ăn nhanh Kentucky Fried Chicken (KFC)
  1. Không chờ đợi để bắt đầu
“Lý do thông thường nhất để mọi người trì hoãn bắt đầu là chưa đủ tiền, còn tôi sẽ bắt đầu điều gì đó ngay khi có thể. Không phải tiền, tuổi tác hay bất cứ điều gì khác có thể ngăn cản tôi làm điều tốt nhất mình có thể
Khi mọi người bước sang tuổi 60, hầu hết họ bắt đầu suy nghĩ về nghỉ hưu hay làm thế nào để bắt đầu thư giãn và thưởng thức thành quả lao động từ những thập kỷ trước. Sander bắt đầu tuổi 60 của mình không theo cách thông thường như thế. Sau khi cửa hàng bán gà rán của ông bị giải tỏa vì con đường mới mở, Harland Sander, khi ấy 66 tuổi, hầu như không một xu dính túi. Nhưng ông không bỏ cuộc, ông giữ tất cả công thức và kinh nghiệm của mình, bắt đầu đi khắp quốc gia để tìm kiếm nhà hàng mua lại công thức bí mật của mình “Bởi vì chỉ có bạn hiểu rõ công việc của mình nhất, bởi vì chỉ bạn biết là nó đáng giá như thế nào. Tôi đã bị từ chối 1.009 lần, rong ruổi lái xe trên khắp đất nước trong suốt 2 năm để tìm được nhà hàng chấp nhận mua công thức gà rán và bắt đầu xây dựng nhà hàng của mình. Một số doanh nhân nghĩ rằng họ cần chờ đợi cho đến khi nhận được một khoản đầu tư để bắt đầu. Nhưng tôi là một ông già 66 tuổi, không chờ đợi bất cứ điều gì để bắt đầu, bởi bài học đầu tiên từ khi còn là một đứa trẻ rằng không có bất cứ điều gì có sẵn dành cho tôi. Tôi phải cố gắng theo đuổi và không từ bỏ giấc mơ của chính mình”.
3333.png
Harland Sanders thời còn trẻ 
  1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Vợ tôi vẫn nói, đôi khi bánh nướng hay thịt gà không phải chỉ là thực phẩm mà còn mang thông điệp cuộc sống
Được xem là một trong những doanh nhân thiên tài trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, một điều mà Harland Sanders đã làm tốt hơn hầu hết doanh nhân trong thời đại mình là gắn những thông điệp về cuộc sống trong sản phẩm. Khuôn mặt Sander –quý ông miền Nam, người được vùng Kentucky phong hàm đại tá bởi những cống hiến của ông cho sự phát triển ẩm thực khu vực đã xuất hiện trên khắp thế giới. Tình yêu đối với công thức món ăn của riêng mình, mong muốn tạo ấn tượng khắc sâu đối với khách hàng, Sanders luôn cố gắng thu hút người khác đến với món ăn của mình bằng cách nắm bắt lấy mọi cơ hội để nói chuyện với công chúng từng địa phương hay trên phương tiện truyền thông. Khoảng năm 1950, Sanders đã bắt đầu phát triển hình ảnh sản phẩm lấy nụ cười của chính mình làm trung tâm tiếp thị cho sản phẩm với hình ảnh về ông cùng chòm râu và tóc bạc, trang phục nấu ăn màu trắng làm nền cho chiếc cà vạt đen. Từ khi đó cho đến 20 năm cuối cuộc đời mình, ông không bao giờ mặc bất cứ điều gì khác ở nơi công cộng. Hình ảnh thương hiệu do Harland Sanders xây dựng nổi tiếng đến mức, mỗi lần ông xuất hiện trước công chúng, doanh số của KFC thường tăng lên 10%. Năm 1964, khi bị chuẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, Sanders đã bán lại sự nghiệp của mình cho một nhóm các nhà đầu tư. Nhưng ông vẫn là phát ngôn viên của KFC cho đến tận ngày cuối đời. Năm 1980, Sanders qua đời tại khu tưởng niệm Cemetery ở Louisville với sự đưa tiễn của hơn 1.000 người. Ông được chôn cất trong bộ đồ trắng, thắt cà vạt đen đặc trưng. Nhưng cho đến ngày nay, hình ảnh ông già cười vẫn là biểu tượng không thay đổi của KFC trên toàn thế giới.
33.jpg
 KFC, thuơng hiệu gà rán nổi tiếng toàn cầu
  1.  cuộc sống với vị ngon trên từng ngón tay
“Cuộc sống như tôi được biết mang vị ngon trên từng ngón tay”
Câu hỏi là vì sao hình ảnh gương mặt Sanders mỉm cười lại trở thành biểu tượng thành công đến thế cho KFC? Bởi lẽ, món gà rán với công thức đặc biệt không chỉ là món ăn, đó là “hương vị cuộc đời” của một người đàn ông với những thăng trầm, vất vả nhưng tha thiết yêu đời và say mê cuộc sống. Sanders sinh ra trong một gia đình nghèo khó trong làng Henryville, Indiana, là con trai cả trong ba người con có cha là người bán thịt và mẹ làm nội trợ. Một buổi chiều mùa hè năm 1895, cha cậu trở về với một cơn sốt và qua đời sau đó,  mẹ Sander đã buộc phải làm việc trong nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp, và cậu bé Harland từ khi 5 tuổi đã nấu ăn cho cả gia đình mình. Năm 12 tuổi, Sanders buộc phải bỏ học đi làm ở nông trại để phụ giúp gia đình.  Khi mẹ tái hôn, bị cha dượng đánh, với sự chấp thuận của mẹ, Harland Sanders rời nhà để sống với chú và bắt đầu cuộc sống lao động cực nhọc của mình. Trải qua hàng loạt những công việc lái tàu, sau đó là một binh nhì 16 tuổi đi lính 6 tháng ở Cuba rồi làm lính cứu hoả trong ngành đường sắt, học luật, thực hành tại những phiên toà hoà giải của toà án, bán bảo hiểm, làm ở bến phà tàu thuỷ sông Ohio, bán lốp xe và làm ở nhà ga… Cuối cùng, với công thức ướp gà rán cùng 11 gia vị, Sanders bắt đầu chuyến phiêu lưu lớn nhất cuộc đời mình và kết thúc hành trình trong thành công vang dội. Harland đã tự mình viết một cuốn tự truyện về những điều ông cảm nhận trên những hành trình đã đi qua, cuốn sách mang tên “Vị ngon cuộc sống trên từng ngón tay” với niềm say mê, tin yêu vẫn luôn tha thiết trong trái tim của cậu bé, của người đàn ông và của ông già Harland Sanders.

Howard Schultz -Cách đặt trái tim vào cốc cafe

Nói về thành công, Howard nhấn mạnh “Đó không phải là một con đường bằng phẳng và bạn phải có khả năng chịu đựng tuyệt vời để vượt qua”. Trên thế giới, Starbucks đã trở thành hình mẫu cho mô hình công ty với sức chịu đựng mạnh mẽ trong khủng hoảng. Năm 2010-2011, trong khi khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn thì Starbucks vẫn mở thêm 900 cửa hàng cà phê trên thế giới. Thành tích đó được tạp chí Fortune vinh danh Howard Schultz là  “CEO thành công nhất thế giới 2011” bởi những giải pháp về kinh doanh và việc làm của ông trong tình hình kinh tế khó khăn. “Tôi luôn cố gắng để về nhà ăn tối với gia đình hàng ngày. Tôi đã học được rằng, một cuộc sống riêng cân bằng giúp mỗi cá nhân cống hiến nhiều hơn cho xã hội, tăng thêm giá trị cho công ty để sẵn sàng đối mặt với những tình thế khó khăn. Khao khát chiến thắng, sức chịu đựng có được từ một cuộc sống cân bằng đó tôi đã học được từ những vận động viên hàng đầu”.


Howard Schultz (19/7/1953) được biết đến với vai trò Chủ tịch và Giám đốc điều hành của chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks.
17.009 cửa hàng trên khắp 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, Starbucks xếp vị trí thứ 8 trong danh sách “Những công ty Mỹ được hâm mộ nhất trên thế giới” và được xem là thương hiệu đã góp phần làm nên văn hóa thưởng thức cà phê trên thế giới. Mỗi ngày có hàng chục triệu người đặt cốc cà phê Starbucks trên bàn làm việc của họ. Nhà văn nổi tiếng J.K Rowling nói rằng bà đã hoàn thành Harry Potter trong các quán cà phê Starbucks.
2.jpg
Howard Schultz và cốc cà phê Starbucks nổi tiếng của ông
  1. Đặt trái tim vào chiếc cốc
Cuốn sách Howard tự viết về con đường thành công của mình có tên “Đặt trái tim vào chiếc cốc” trong đó khẳng định, từ tâm niệm của mình, Starbucks với Howard không chỉ là câu chuyện về những cốc cà phê “Đó là nơi nắm bắt trái tim bạn, trí tưởng tượng của bạn. Starbucks không có bằng sáng chế về bất cứ điều gì nên bất cứ thứ gì chúng tôi làm đều có thể được sao chép bởi bất cứ ai khác. Nhưng bạn thực sự không thể sao chép trái tim và linh hồn đặt trong đó”. Sinh ra là người con cả trong gia đình có bố mẹ sống bằng trợ cấp của chính phủ, Howard đã trải qua nhiều công việc khác nhau. Tốt nghiệp trung học, cậu bé trong gia đình Schultz nhận học bổng bóng đá của trường đại học Michigan. Tốt nghiệp đại học, Howard lại mơ ước được làm việc trong ngành kinh doanh và maketing. Làm việc trong quán cà phê nhỏ có tên Starbucks do ba nhà khoa học là giáo sư Anh ngữ Baldwin, giáo sư lịch sử Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker sáng lập nên như một nơi tụ tập, hội họp bạn bè, Howard thực sự yêu ngành kinh doanh cà phê. Tình yêu với cửa hàng cà phê đã khiến Howard mở cửa hàng cà phê của riêng mình ở Seattle và thực hiện chuyến đi đến Milan – Ý để tìm hiểu về các quán cà phê espresso với không gian văn hóa riêng biệt. Sự thành công bước đầu của Howard đã giúp ông mua lại Starbucks và phát triển nó thành tập đoàn cà phê danh tiếng khắp thế giới như ngày nay. Điều đặc biệt của Starbucks là “Đó là không gian để gặp gỡ, chia sẻ, sáng tạo. Đó là một nét văn hóa thưởng thức mà trung tâm của nó là tách cà phê”. Để xây dựng văn hóa thưởng thức bên cạnh tách cà phê Starbucks, Howard chỉ có bí quyết đơn giản là “Bạn cần tận tâm hơn cả những gì người khác cho là cống hiến. Chấp nhận rủi ro nhiều hơn so với những gì người khác nghĩ là an toàn. Mơ mộng nhiều hơn những gì người khác thấy là thực tế. Mong đợi nhiều hơn những gì người khác nghĩ là có thể. Đặt trái tim vào giấc mơ của bạn và từ kinh nghiệm của riêng tôi cho thấy rằng, bạn có thể bắt đầu từ chỗ không có gì và đạt được thậm chí vượt ra ngoài những giấc mơ của chính bạn”.
  1. Sức mạnh từ một cuộc sống cân bằng
Nói về thành công, Howard nhấn mạnh “Đó không phải là một con đường bằng phẳng và bạn phải có khả năng chịu đựng tuyệt vời để vượt qua”. Trên thế giới, Starbucks đã trở thành hình mẫu cho mô hình công ty với sức chịu đựng mạnh mẽ trong khủng hoảng. Năm 2010-2011, trong khi khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn thì Starbucks vẫn mở thêm 900 cửa hàng cà phê trên thế giới. Thành tích đó được tạp chí Fortune vinh danh Howard Schultz là  “CEO thành công nhất thế giới 2011” bởi những giải pháp về kinh doanh và việc làm của ông trong tình hình kinh tế khó khăn. “Tôi luôn cố gắng để về nhà ăn tối với gia đình hàng ngày. Tôi đã học được rằng, một cuộc sống riêng cân bằng giúp mỗi cá nhân cống hiến nhiều hơn cho xã hội, tăng thêm giá trị cho công ty để sẵn sàng đối mặt với những tình thế khó khăn. Khao khát chiến thắng, sức chịu đựng có được từ một cuộc sống cân bằng đó tôi đã học được từ những vận động viên hàng đầu”.
22.jpg
Cốc cà phê Starbucks nổi tiếng thế giới
  1. Đối xử với nhân viên nhiều hơn mong đợi cho họ
“Cách chúng tôi xây dựng công ty là biến nó thành thành công của mọi người. Tôi muốn xây dựng một công ty mà cha tôi đã không bao giờ có cơ hội để làm việc. Nếu bạn đang xây dựng một công ty bằng tất cả tâm huyết của mình, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn không thể làm điều đó một mình”. Suốt tuổi thơ nghèo khó của mình, Schultz bị ám ảnh bởi những vất vả của người cha khi liên tục phải chịu đựng mức lương thấp, chế độ đãi ngộ kém và khả năng mất việc thường trực. Từ những hình ảnh đó, Howard muốn xây dựng một công ty với thành công không chỉ cho ông mà cho tất cả nhân viên của mình. Theo Fortune, Starbucks chỉ đứng thứ 8 trong danh sách những công ty được ngưỡng mộ nhất của nước Mỹ nhưng lại đứng thứ 2 trong số những công ty tốt nhất vì lợi ích của nhân viên. Nhân viên của Starbucks cho dù chỉ làm bán thời gian cũng được hưởng những lợi ích sức khỏe toàn diện, kế hoạch lương hưu và lựa chọn những cổ phiếu ưu đãi của công ty. Howard nổi tiếng với triết lý “Bạn làm sao có thể khiến nhân viên của mình đáp ứng hơn cả mong đợi của khách hàng nếu như bạn không đáp ứng vượt quá mong đợi của nhân viên”, tạo ra cho Starbucks hệ thống nhân viên hết sức trung thành và tận tâm để cùng xây dựng Starbucks vững mạnh như ngày hôm nay.

Triết lý giảm cân từ một người mẹ

Điều đặc biệt nữa là trong khi hầu hết thực đơn giảm cân tập trung vào việc cắt bỏ calo trong thực phẩm thì Jenny Craig  tập trung vào thay đổi lượng thức ăn. “Hãy hỏi bất cứ ai cố gắng giảm cân về điều tồi tệ nhất của quá trình giảm cân là gì? Câu trả lời sẽ là phải từ bỏ những thực phẩm mà họ yêu thích. Và triết lý đằng sau tất cả thực đơn của tôi là ăn bất cứ loại thực phẩm nào mà bạn muốn miễn là nó ở mức độ vừa phải”. Những triết lý và tiêu chí đặc biệt đó đã biến những chương trình giảm cân mang tên Jenny Craig được ưa chuộng và nổi tiếng khắp thế giới.


Jenny Craig (sinh ngày 07 tháng 8 năm 1932 ở Berwick, Louisiana) là chuyên gia về giảm cân, người sáng lập tập đoàn lớn và nổi tiếng nhất thế giới trong giảm cân và dinh dưỡng Inc Craig.
Inc Craig do Jenny Craig sáng lập có hơn 700 trung tâm ở Úc, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Vương quốc Anh, New Zealand, và Puerto Rico. Inc Craig là nơi đã giúp nhiều khách hàng nổi tiếng lấy lại vóc dáng cũng như xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh trong đó có Monica Lewinsky, Kirstie Alley, Sara Rue, Nicole Sullivan, Mariah Carey. Và cựu Spice Girl Mel B. Năm 2006, Tập đoàn Nestlé đã mua lại Inc Craig với hợp đồng trị giá 600 triệu đô và xây dựng Inc Craig như một phần của Nestlé Nutrition. Câu chuyện về thành công của Inc Craig và người phụ nữ đã tạo nên tập đoàn rộng lớn mang tên cô Jenny Craig bắt đầu từ tâm niệm của cô là một bà nội trợ, một người vợ, người mẹ trong gia đình.
1.jpg
 Jenny Craig là người sáng lập tập đoàn lớn và nổi tiếng nhất thế giới trong giảm cân và dinh dưỡng Inc Craig
  1. Bởi vì tôi là một người mẹ
Mẹ tôi luôn luôn thừa cân và tất cả những gì tôi được ăn khi còn nhỏ là bơ chất béo và tinh bột. Mẹ tôi đã qua đời khi bà chỉ mới 49 tuổi sau cơn đột quỵ. Và tôi tự nhủ, bởi vì tôi là một người mẹ, tôi phải khỏe mạnh để nuôi nấng các con của mình
Khi Jenny Craig sinh đứa con thứ hai, niềm hạnh phúc qua mau, thay vào đó, cô trở nên trầm cảm khi trọng lượng lúc mang thai không hề thay đổi, bởi nó nhắc cô đến nỗi đau của riêng mình. “Tôi lớn lên ở New Orleans, mẹ tôi là một đầu bếp tuyệt vời, nhưng tất cả những gì tôi ăn khi còn nhỏ là bơ, chất béo và tinh bột. Mẹ tôi luôn luôn thừa cân, đặc biệt là sau khi sinh sáu chị em tôi. Tôi là con út và tôi chưa bao giờ nhìn thấy mẹ vừa vặn. Bà qua đời năm 49 tuổi sau một cơn đột quỵ. Điều đó khiến tôi nhìn lại bản thân mình, tôi vừa sinh con thứ hai và tôi muốn sống khỏe mạnh để nuôi nấng các con mình cho đến khi chúng trưởng thành. Tôi bắt đầu tập thể dục nhưng cân nặng vẫn không hề giảm đáng kể. Cho đến khi tôi bắt đầu cắt dần khẩu phần ăn của mình và chọn lọc những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, khi đó tôi dần dần trở lại cân nặng phù hợp. Những gì tôi bắt đầu trong ngành kinh doanh về giảm cân và dinh dưỡng này là từ chính bản thân tôi với suy nghĩ rằng tôi là một người mẹ. Tôi chắc chắn cũng có nhiều phụ nữ như tôi muốn người khác nói cho mình biết phải làm gì để thực sự biết cách chăm sóc bản thân, gia đình và các con mình”.
  1. Triết lý giảm cân riêng biệt
Những gì tôi bắt đầu trong chương trình của mình là không chỉ nghiên cứu những gì bạn phải tập luyện mà quan trọng là loại thực phẩm bạn nên ăn
Để biến ước mơ giúp nhiều người khác giảm cân của mình thành hiện thực, Craig đã bán nhà để mở phòng tập của riêng mình. Nhưng không dừng ở đó, từ kinh nghiệm của bản thân, Jenny Craig  hiểu rằng chỉ có tập luyện không thể giúp những người thừa cân tìm được lại cân nặng của mình, chìa khóa ở thói quen ăn uống trong cuộc sống của sống của họ. Đó là lý do trung tâm của Jenny Craig  hoàn toàn khác biệt những phòng tập khác bởi Jenny không chỉ giúp khách hàng thiết lập chế độ tập luyện mà điều đặc biệt nhất cô làm là tư vấn cho khách hàng thay đổi thực phẩm và thói quen mà họ ăn. Jenny Crusine đã trở thành một phần của công ty với các thực đơn kiểm soát calo bao gồm 60 bữa ăn được thiết kế khác nhau dành cho từng ngày. Điều đặc biệt nữa là trong khi hầu hết thực đơn giảm cân tập trung vào việc cắt bỏ calo trong thực phẩm thì Jenny Craig  tập trung vào thay đổi lượng thức ăn. “Hãy hỏi bất cứ ai cố gắng giảm cân về điều tồi tệ nhất của quá trình giảm cân là gì? Câu trả lời sẽ là phải từ bỏ những thực phẩm mà họ yêu thích. Và triết lý đằng sau tất cả thực đơn của tôi là ăn bất cứ loại thực phẩm nào mà bạn muốn miễn là nó ở mức độ vừa phải”. Những triết lý và tiêu chí đặc biệt đó đã biến những chương trình giảm cân mang tên Jenny Craig được ưa chuộng và nổi tiếng khắp thế giới.
11.jpg
Sự thành công của Jenny Craig bắt đầu từ tâm niệm cô là một người mẹ 
  1. Sự ủng hộ của gia đình
Chồng tôi luôn nói rằng tôi là người bướng bỉnh nhất mà anh ấy từng gặp. Bởi nếu tôi cam kết thực hiện một điều gì đó, tôi sẽ gắn với nó cho dù thế nào đi chăng nữa
Sid Craig, người chồng, đối tác và là người bạn thân thiết nhất của Jenny đã sát cánh cùng cô ngay từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp. “Tôi luôn biết ơn chồng mình vì sự ủng hộ của anh ấy. Nhiều người hỏi tôi thành công đến như thế nào, tôi chỉ có thể trả lời, tôi đã có một công việc 24h. Tôi thức dậy, nói chuyện kinh doanh vào bữa sáng và sau đó, tôi đi ngủ, sau khi nghĩ về công việc của mình trong bữa tối. Nhưng tôi thực sự muốn giúp những người giống như mình. Tôi yêu những gì mình làm và luôn tìm thấy động lực thúc đẩy mình cố gắng hơn. Tôi nhận thấy, phong cách sống của rất nhiều người trên thế giới chính là nguyên nhân cho sự không khỏe mạnh của cơ thể họ. Và nhu cầu được sống khỏe mạnh hơn có thể tạo nên một ngành công nghiệp thực sự ý nghĩa. Sid, chồng tôi nói rằng anh ấy thấy tôi khỏe mạnh hơn và có một cuộc sống tuyệt vời. Tôi có rất nhiều điều để biết ơn. Từ khi thay đổi trọng lượng và cuộc sống, tôi đã không thể tập trung vào những điều tiêu cực trong cuộc sống của mình nữa”.

Chris Gardner - Từ tay trắng thành tỉ phú

Hãy làm một cái gì đó khiến bạn hạnh phúc và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Làm gì đó khiến cho bạn cảm thấy công việc mình đang làm là đáng kể và có ý nghĩa. Những người trẻ thường hỏi tôi về cách kiếm tiền. Tôi trả lời rằng: Tôi không theo đuổi đồng tiền, tôi theo đuổi hạnh phúc. Và nếu bạn chỉ muốn kiếm tiền thì đó là một chuyến đi hoàn toàn khác. Tôi không thể giúp bạn với chuyến đi đó”. Gardner luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng rằng phải tìm một điều gì đó để bạn đam mê. Tiền sẽ đến sau đó là những đồng tiền khiến bạn hạnh phúc. Niềm đam mê chứng khoán đã biến Chris Gardner từ một kẻ vô gia cư trở thành một tỷ phú, Gardner nói rằng: “Tôi đam mê công việc với chứng khoán. Tôi học được trong lĩnh vực kinh doanh này, nếu bạn có thể chứng minh hiểu biết và bản lĩnh của mình, không ai quan tâm đến màu da của bạn. Và đó là lý do tôi gắn mình với chứng khoán đến ngày nay. Đó là lĩnh vực cho tôi tự tin phát triển chính bản thân mình”.

Trong những tỷ phú của Mỹ, nếu chọn để kể về một câu chuyện thành công từ hai bàn tay trắng, người ta chắc chắn sẽ chọn câu chuyện cuộc đời Chris Gardner.
Chris Gardner (sinh ngày 09/2/1954) là tỷ phú da màu, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà từ thiện người Mỹ, người sáng lập công ty môi giới chứng khoán nổi tiếng Chicago: Gardner Rich & Co. Thậm chí Hollywood đã làm cả một bộ phim bom tấn về ông có tên “The Pursuit of Happyness” (Theo đuổi hạnh phúc). Không nhà cửa, không được học hành, không mối quan hệ nhưng không điều gì ngăn cản được Gardner thực hiện ước mơ của mình. Một người đàn ông với một đứa trẻ mới biết đi trên lưng, từng phải sống trên đường phố và trong nhà vệ sinh công cộng cuối cùng lại trở thành một trong những người giàu nhất của chứng khoán Mỹ.
Chris-Gardner.jpg
Chris Gardner là một trong những người giàu nhất của chứng khoán Mỹ 
  1. Không ngừng hi vọng
“Tôi không nhà, không gia đình, không tiền nhưng tôi không vô vọng. Tôi luôn biết một ngày tốt đẹp hơn đang đến”
Sinh ra trong một gia đình nghèo, là đứa con trai duy nhất trong 12 người con của một bà mẹ độc thân. Sự vắng mặt của người cha, cuộc sống vất vả nhưng lạc quan của người mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách và tinh thần của Chris Gardner sau này. Ông nhớ lại “Mẹ tôi từng học để trở thành giáo viên, nhưng bà không thể làm công việc đó. Vì thế, bà dành quãng thời gian ít ỏi không làm việc của mình để dạy chúng tôi về những giấc mơ. Với chị em tôi, mẹ là giáo sư thông thái nhất, luôn khuyến khích chị em tôi mơ ước về bất cứ điều gì mình muốn. Khi tôi còn nhỏ, tôi từng nói với mẹ, con muốn có hàng triệu đô la. Nhưng con không biết hát, không biết chơi bóng rổ. Làm sao con có được hàng triệu đô la? Mẹ tôi trả lời: Con trai, nếu con không ngừng hi vọng và tin tưởng, con sẽ có được điều con muốn”. Gardner đã giữ bài học của mẹ trong tim suốt quãng đường trưởng thành vất vả của mình. Trong thời gian khó khăn nhất của cuộc đời, khi mới ra tù sau 10 ngày bị bắt giữ vì không nộp tiền phạt vé đậu xe, không nhà cửa, không tiền bạc, thậm chí không một bộ quần áo lành lặn, người vợ bỏ đi để lại cho Gardner đứa con trai vừa mới biết đi. Những ngày sau đó, Chris Gardner và cậu con trai nhỏ lang thang khắp các đường phố để kiếm sống, Gardner thậm chí đã bắt con trai mình phải lựa chọn giữa nơi ở hay đồ ăn hàng ngày. Cậu con trai đã chọn thức ăn và hai cha con ngủ trong các nhà vệ sinh công cộng, các ga tàu điện ngầm ở Chicago. Nhưng ngay cả trong những ngày khó khăn và đen tối nhất như thế, Chris Gardner chưa bao giờ ngừng hi vọng. Bài học quý giá nhất, bài học ông luôn giữ trong tim từ những ngày còn thơ bé chính là bài học về sự lạc quan rằng “Mặc dù mẹ tôi có quá nhiều những giấc mơ của riêng mình bị trì hoãn và phá hủy. Nhưng mẹ lại mang đến những giấc mơ thấm nhuần ở trong tôi”.
  1. Mục đích của cuộc sống là hạnh phúc
“Tìm một cái gì đó mà bạn yêu thích để làm trong cuộc đời. Cái gì đó làm bạn phấn khích đến nỗi chờ mặt trời lên để được ra khỏi giường vào buổi sáng. Quên tiền bạc đi, hãy hạnh phúc”
Điều kì lạ là trưởng thành trong cuộc sống cơ cực, thiếu thốn, nhưng Chris Gardner lại là một nhà tỷ phú không theo đuổi mục tiêu tiền bạc. Chính vì điều này mà bộ phim về ông trở thành bộ phim bom tấn ở Hollywood, làm hàng triệu người xúc động. Gardner nói rằng “Tôi đã học được từ khi còn nhỏ rằng tiền bạc là khía cạnh ít quan trọng nhất của sự thành công. Tiền bạc có thực sự còn quan trọng nếu bạn không cảm thấy hài lòng với chính mình và với cuộc sống? Hãy làm một cái gì đó khiến bạn hạnh phúc và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Làm gì đó khiến cho bạn cảm thấy công việc mình đang làm là đáng kể và có ý nghĩa. Những người trẻ thường hỏi tôi về cách kiếm tiền. Tôi trả lời rằng: Tôi không theo đuổi đồng tiền, tôi theo đuổi hạnh phúc. Và nếu bạn chỉ muốn kiếm tiền thì đó là một chuyến đi hoàn toàn khác. Tôi không thể giúp bạn với chuyến đi đó”. Gardner luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng rằng phải tìm một điều gì đó để bạn đam mê. Tiền sẽ đến sau đó là những đồng tiền khiến bạn hạnh phúc. Niềm đam mê chứng khoán đã biến Chris Gardner từ một kẻ vô gia cư trở thành một tỷ phú, Gardner nói rằng: “Tôi đam mê công việc với chứng khoán. Tôi học được trong lĩnh vực kinh doanh này, nếu bạn có thể chứng minh hiểu biết và bản lĩnh của mình, không ai quan tâm đến màu da của bạn. Và đó là lý do tôi gắn mình với chứng khoán đến ngày nay. Đó là lĩnh vực cho tôi tự tin phát triển chính bản thân mình”.
Chris-Gardner1.jpg
Thêm chú thích
 Hollywood làm bộ phim về ông có tên “The Pursuit of Happyness” (Theo đuổi hạnh phúc)
  1. Đừng quên bạn đến từ đâu
“Từ những ngày đen tối nhất của cuộc đời đến giờ, tôi luôn sẵn sàng cho đi”
Là tấm gương của một người thành công dù không được học hành, nhưng Chris Gardner luôn nói với những người quan tâm đến con đường thành công của ông rằng “Hãy ở lại trường học. Tôi không có lựa chọn với giáo dục. Vì thế, đừng cố gắng làm những điều mà tôi đã làm”. Để thực hiện mơ ước của người mẹ trong lĩnh vực giáo dục, để giúp những đứa trẻ vô gia cư tìm được con đường thành công của chính mình, Gardner đã trở thành nhà từ thiện lớn ủng hộ giáo dục cho trẻ em nghèo. Ông đã thành lập những quỹ nhà ở và giáo dục trị giá 50 triệu đô la cho những người vô gia cư có một nơi ở và được học hành. Gardner là thành viên quan trọng trong Hội đồng quản trị của Quỹ giáo dục quốc gia Mỹ và là nhà tài trợ chính cho các giải thưởng quan trọng trong giáo dục hàng năm. Tại những nơi mà hai cha con Gardner đã trải qua những ngày khốn khó nhất, Chris Gardner đã lập các quỹ cho người vô gia cư, đặc biệt quan tâm đến những người Mỹ gốc Phi để họ không chịu sự phân biệt đối xử về giáo dục và tìm kiếm công việc. Ông thường xuyên xuất hiện và gặp gỡ những người mà mình giúp đỡ với lời động viên rằng “Quan trọng là các bạn luôn thấy mình đang đi về phía trước. Bạn đi từng ngày, mỗi ngày từng chút một. Và khi nhìn lại, bạn có thể ngạc nhiên rằng mình đã đi xa đến chừng nào”.

Nhà thiết kế mở đầu ngành thời trang Mỹ

Bắt đầu với con đường của mình, Calvin Klein đi ngược lại với tất cả những quy tắc và ước lệ của thời trang châu Âu để trở nên thực tế và bùng nổ hơn bao giờ hết. Với Calvin Klein, lần đầu tiên quần jean bó sát trở nên vô cùng gợi cảm. Trong khi trước đó, chỉ có đồ lót nữ được quảng cáo, nhưng đến Calvin Klein, đồ lót nam giới được quảng cáo ở mức độ gợi cảm đến nghẹt thở với dòng chữ Calvin Klein chạy quanh hông với thông điệp “Tôi tạo ra đồ lót để mọi người trở nên gợi cảm, không phân biệt bạn là nam hay nữ”. Đỉnh điểm của những ranh giới và tranh cãi là hình ảnh quảng cáo vận động viên nam Olympic nhảy cao trong bộ đồ lót hết sức gợi cảm. Áp phích quảng cáo được dán trên 25 nhà chờ xe buýt khắp New York, chỉ trong 1 đêm, tất cả đều đã bị đập vỡ kính hoặc bị đánh cắp. Nhưng dường như càng gây ra những tranh cãi, sản phẩm Calvin Klein lại càng bán chạy đến không ngờ.

Với niềm đam mê và những chiến lược tiếp thị thiên tài, Calvin Klein đã dần phá vỡ các ranh giới và trở thành một trong những nhà thiết kế mở đầu cho ngành thời trang Mỹ.
Calvin Klein (sinh ngày 19/12/1942) là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Mỹ, người đã đoạt hầu hết các giải thưởng danh giá của thời trang Mỹ suốt thập niên 70, 80, 90 như Coty Award, CDFA, American Best Designer. Ngày nay, Calvin Klein vẫn là một trong những cái tên lớn và uy tín nhất của làng thời trang thế giới. Thương hiệu Calvin Klein có thể được tìm thấy trên hầu như tất cả mọi thứ từ thời trang cao cấp cho đến quần jeans, nước hoa và cả đồ lót. 
Calvin-Klein-1.jpg
Calvin Klein - người sáng lập nên nhãn hiệu thời trang cùng tên nổi tiếng thế giới Calvin Klein
  1. Đi theo đam mê
Tôi tin vào đam mê của mình. Bất cứ điều gì tôi muốn làm, tôi sẽ làm hết sức. Nếu có một cái gì đó mà tôi muốn, không gì có thể ngăn cản
Sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Bronx, New York, suốt tuổi thơ, ngoài thời gian ở trường, Calvin Klein thường làm thêm trong cửa hàng tạp hóa của cha hay quanh quẩn bên bà ngoại và mẹ. Bà ngoại và mẹ cậu là những thợ may vá tuyệt vời, gợi nên tình yêu, sự đam mê của Calvin Klein đối với vải vóc và thiết kế. Không như những cậu bé thông thường, Calvin Klein không bao giờ chơi thể thao với những đứa trẻ khác trong khu phố mà thường mải mê trong phòng riêng để phác thảo thiết kế và tự mình cắt may. Niềm vui suốt tuổi thơ của cậu là theo mẹ đi mua sắm quần áo trong thành phố và tự phác thảo trong đầu những thiết kế đầu tiên của mình. “Tôi chỉ đi theo đam mê của mình và chẳng hề suy nghĩ đến sự nổi tiếng hay thành công. Đó có lẽ là lý do khiến tôi thành công”.
  1. Trở thành một chuyên gia
Bước vào thời trang nghĩa là bạn tự ném mình vào hố tử. Đó là một cuộc cạnh tranh khốc liệt và bạn phải là một chuyên gia
Dù đó là bài học với những đường cắt từ bà ngoại hay cảm nhận về thời trang từ những chuyến đi mua sắm với mẹ, Klein luôn biết rằng, để thành công trong thời trang, cần tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành một chuyên gia. Calvin Klein đã ghi danh học tại Viện công nghệ thời trang NewYork. 20 tuổi, tốt nghiệp học viện, Calvin Klein đã dành nhiều năm sau đó làm việc như thợ phụ cho nhà thiết kế nổi tiếng của châu Âu - Dan Millstein. Trở lại Mỹ, với sự giúp đỡ tài chính từ người bạn thuở nhỏ, Calvin Klein mở công ty riêng Calvin Klein Ltd. Sau này, khi nói về thành công của mình, Calvin Klein luôn đề cao những gì ông học được từ người khác. Với 200 nhà thiết kế làm việc cho thương hiệu Calvin Klein hiện tại, Klein luôn khẳng định ông chỉ thuê những nhà thiết kế chuyên nghiệp cho công ty mình “Mọi người nói rằng họ có thể thiết kế mà không cần được đào tạo, nhưng tôi không thuê họ cho đến khi họ thực sự được đào tạo chính thức. Với thời trang, không chỉ là cảm nhận, bạn phải chuyên nghiệp, bạn phải là chuyên gia bởi vì chúng ta đang ở trong một cuộc cạnh tranh khó khăn, rất khó khăn”.
Calvin-Klein.jpg
Calvin Klein thời còn trẻ 
  1. Đẩy thời trang qua những ranh giới
“Thời trang luôn luôn là về sự thay đổi từ màu sắc, kiểu dáng, loại vải. Nếu có thể đẩy qua ranh giới và gây tranh cãi, tôi luôn sẵn sàng để làm điều đó”
“Thời trang Mỹ đã không được coi trọng suốt một thời gian dài. Chúng tôi được coi là thấp kém hơn những người châu Âu và chỉ góp mặt ở hàng ghế sau trong các bộ sưu tập thời trang cao cấp Pháp. Điều đó khiến tôi phải tìm ra sự khác biệt và con đường của riêng mình. Thời trang Mỹ không phải là nghệ thuật trình diễn, đó là bán quần áo. Ở Mỹ sẽ chẳng có ai quan tâm đến điều gì khác ngoại trừ bộ sưu tập của bạn được bán như thế nào”.

Bắt đầu với con đường của mình, Calvin Klein đi ngược lại với tất cả những quy tắc và ước lệ của thời trang châu Âu để trở nên thực tế và bùng nổ hơn bao giờ hết. Với Calvin Klein, lần đầu tiên quần jean bó sát trở nên vô cùng gợi cảm. Trong khi trước đó, chỉ có đồ lót nữ được quảng cáo, nhưng đến Calvin Klein, đồ lót nam giới được quảng cáo ở mức độ gợi cảm đến nghẹt thở với dòng chữ Calvin Klein chạy quanh hông với thông điệp “Tôi tạo ra đồ lót để mọi người trở nên gợi cảm, không phân biệt bạn là nam hay nữ”. Đỉnh điểm của những ranh giới và tranh cãi là hình ảnh quảng cáo vận động viên nam Olympic nhảy cao trong bộ đồ lót hết sức gợi cảm. Áp phích quảng cáo được dán trên 25 nhà chờ xe buýt khắp New York, chỉ trong 1 đêm, tất cả đều đã bị đập vỡ kính hoặc bị đánh cắp. Nhưng dường như càng gây ra những tranh cãi, sản phẩm Calvin Klein lại càng bán chạy đến không ngờ.

Suốt thập niên 90, sản phẩm của Calvin Klein bán ra không ngừng tăng 2 triệu sản phẩm mỗi tháng. Nước hoa Obsession được quảng cáo với hình ảnh cực kỳ khiêu khích khi hai người đàn ông ở trần, cùng ôm ấp một phụ nữ đã gây ra làn sóng tranh cãi khắp nước Mỹ. Nhưng kết quả là, Obsession đã trở thành loại nước hoa bán chạy thứ hai trên thế giới. Ngay cả khi đối mặt với những lời chỉ trích, Calvin Klein luôn biết rằng nhiệm vụ của ông là đưa thời trang qua những ranh giới để tìm kiếm những xu hướng mới. Theo cách đó, nhà thiết kế mang tên Calvin Klein đã mở đầu cho ngành thời trang Mỹ, là kẻ sống sót vĩ đại của ngành thời trang thế giới sau tất cả những tranh cãi để đường hoàng bước vào thế kỷ XXI như là một trong những đế chế thời trang hàng đầu thế giới.

Cô luôn làm cả thế giới bất ngờ

Với rất nhiều thế hệ nghệ sỹ và người hâm mộ, Madonna thực sự là một huyền thoại. Nữ ca sĩ Cher khẳng định rằng không ai biết rõ hơn cách phát triển sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp giải trí như Madonna. Susan Sarandon khẳng định “Lịch sử âm nhạc có thể chia ra hai giai đoạn, trước và sau khi có Madonna”. Miley Cyrus thì nói “Madonna luôn phát minh chính bản thân mình. Và tôi học theo cô ấy”. Madonna lấy chính hình ảnh của mình để sáng tạo. Mỗi lần Madonna xuất hiện trên sân khấu là mỗi lần người xem bị mê hoặc bởi phong cách không ngừng sáng tạo và thay đổi của cô. Madonna bộc lộ bản thân qua việc chuyển từ tính cách này sang tính cách khác không biết mệt mỏi, lúc là một cô gái ngây thơ, trong trắng, lúc thành một phụ nữ cứng cỏi, sắc sảo, đôi lúc lại ủ dột và hoàn toàn uỷ mị và không ít lần là một người đàn bà với dục vọng mãnh liệt. Hình ảnh của Madonna có thể thay đổi liên tục ngay trong một buổi biểu diễn. Madonna đã từng lập kỷ lục trong buổi biểu diễn của mình với 85 lần thay trang phục, 39 chiếc mũ, 45 đôi giày và 56 đôi bông tai.


Với nỗ lực không ngừng trong ngành công nghiệp âm nhạc suốt hơn một phần tư thế kỷ, Madonna được công chúng ghi nhận là “một trong những ngôi sao nhạc pop vĩ đại nhất mọi thời đại” và được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc pop”.
Madonna Louise Ciccone được biết đến với nghệ danh Madonna cùng các biệt danh “Cô gái vật chất” (Material Girl) hay “Madge” (sinh ngày 16/8/1958) là ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên và doanh nhân người Mỹ. Năm 2000, sách kỷ lục Guinness đã ghi nhận Madonna là “nữ ca sĩ thành công nhất mọi thời đại” với tổng album đã bán ra khắp thế giới là 211,5 triệu, đưa cô lên vị trí nữ ca sĩ có thu nhập cao nhất thế giới. Hiệp hội công nghiệp thu âm Hoa Kỳ (RIAA) đã xếp Madonna là “nữ ca sĩ bán được nhiều đĩa hát nhất thế kỷ XX”. Năm 2006, tạp chí Forbes đánh giá tài sản của Madonna khoảng 350- 400 triệu đô la Mỹ và xếp cô là nữ danh ca giàu nhất thế giới.
Madonna-Louise-Ciccone1.jpg
Madonna là một người phụ nữ nghị lực chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình 
  1. Nghị lực sống mạnh mẽ
“Đừng bao giờ bỏ quên giấc mơ của bạn”
Cuộc đời Madonna trước khi là một nữ ca sĩ với thành công rực rỡ là hành trình của một người phụ nữ nghị lực không bao giờ bỏ quên giấc mơ của mình. Cô bé Madonna là con gái thứ ba trong gia đình có 6 người con. Năm Madonna 5 tuổi, mẹ cô qua đời vì bệnh ung thư vú ở tuổi 30. Sự ra đi của người mẹ đã tạo nên những chấn động lớn trong cuộc sống của cô bé và biến những ngày tháng tuổi thơ của Madonna trong cô đơn và nổi loạn vì không chấp nhận việc cha mình đi bước nữa với người quản gia. Sau này, Madonna viết về tuổi thơ của mình rằng cái chết trẻ của mẹ đã tác động sâu sắc đến cuộc đời cô. Và rằng, nếu mẹ còn sống thì chưa chắc cô đã có nghị lực và tính cách mạnh mẽ như bây giờ để phát triển sự nghiệp của mình. Năm 19 tuổi, khi đang nhận học bổng về khiêu vũ của đại học Michigan, Madonna quyết định thay đổi cuộc đời bằng cách bỏ học lên NewYork, tìm kiếm giấc mơ. “Khi tôi tới NewYork, đó là lần đầu tiên tôi được đi máy bay, lần đầu tiên tôi gọi một chiếc taxi, lần đầu tiên với tất cả mọi thứ. Và trong ví tôi chỉ vỏn vẹn 35 đô la. Không nghề nghiệp, không bạn bè, không nhà cửa. Đó là việc dũng cảm nhất mà tôi từng làm trong đời”. Đến New York chỉ với 35 đô la, Madonna đã trải qua khó khăn chồng chất vì cuộc sống thiếu thốn. Cô làm tất cả mọi việc để kiếm tiền từ bán bánh cho đến người mẫu khoả thân. Nhưng Madonna chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, cô tiếp tục học khiêu vũ, yêu một thành viên ban nhạc, sáng tác những bài hát và gửi tác phẩm của mình đến Warner Bros Records và bắt đầu sự nghiệp của một trong những nữ ca sĩ thành công nhất thế kỷ XX.
  1. Không ngừng sáng tạo bản thân
“Không ai biết phải làm thế nào với ngành công nghiệp giải trí này như Madonna” – Cher
Với rất nhiều thế hệ nghệ sỹ và người hâm mộ, Madonna thực sự là một huyền thoại. Nữ ca sĩ Cher khẳng định rằng không ai biết rõ hơn cách phát triển sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp giải trí như Madonna. Susan Sarandon khẳng định “Lịch sử âm nhạc có thể chia ra hai giai đoạn, trước và sau khi có Madonna”. Miley Cyrus thì nói “Madonna luôn phát minh chính bản thân mình. Và tôi học theo cô ấy”. Madonna lấy chính hình ảnh của mình để sáng tạo. Mỗi lần Madonna xuất hiện trên sân khấu là mỗi lần người xem bị mê hoặc bởi phong cách không ngừng sáng tạo và thay đổi của cô. Madonna bộc lộ bản thân qua việc chuyển từ tính cách này sang tính cách khác không biết mệt mỏi, lúc là một cô gái ngây thơ, trong trắng, lúc thành một phụ nữ cứng cỏi, sắc sảo, đôi lúc lại ủ dột và hoàn toàn uỷ mị và không ít lần là một người đàn bà với dục vọng mãnh liệt. Hình ảnh của Madonna có thể thay đổi liên tục ngay trong một buổi biểu diễn. Madonna đã từng lập kỷ lục trong buổi biểu diễn của mình với 85 lần thay trang phục, 39 chiếc mũ, 45 đôi giày và 56 đôi bông tai.
Madonna-Louise-Ciccone.jpeg
 Madonna thời còn trẻ
  1. Và làm mẹ
“Kể từ khi làm mẹ, tôi luôn thấy thiếu thời gian cho chính mình. Tôi thậm chí không muốn lãng phí thời gian bên các con để tô một cặp môi hoàn hảo
Một trong những giai đoạn êm dịu lạ kỳ trong cuộc sống của Madonna là khi cô làm mẹ. Năm 2003, khi làm mẹ, Madonna bắt đầu viết sách cho trẻ em. Cuốn sách “The English Rose” (Những bông hồng nước Anh) Madonna viết cho các con mình đã được xếp hạng nhất của NewYork Time Best Seller và xuất bản tại hơn 100 nước trên thế giới. Điều lạ lùng là Madonna tỏ ra là một bà mẹ nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái với những quy tắc nghiêm ngặt. Các con cô bị cấm xem ti vi, phải theo chế độ dinh dưỡng do mẹ đề ra. Madonna ở bên con mình hầu hết thời gian rảnh rỗi trong ngày để vui đùa, đọc sách và làm bài tập về nhà cùng các con. Khi hình ảnh làm mẹ của Madonna được chụp lại, tạp chí Intouch đã nhận xét “Madonna là người phụ nữ nỗ lực thay đổi và làm mới bản thân mình tốt nhất. Cô đã vào vị trí của một người mẹ hiền, tận tâm vì con cái và gia đình. Nhìn cô ấy không ai nghĩ, cô ấy là cô gái vật chất của thập niên 80, 90 và từng là nỗi kinh hoàng của không ít bà mẹ trên thế giới vì sự nổi loạn trong âm nhạc của cô đã ảnh hưởng sâu sắc đến giới trẻ. Madonna vẫn thế, cô ấy vẫn luôn làm cả thế giới bất ngờ”.

3 nấc thang cuộc đời của Bill Gates

Khi tạp chí Fortune phỏng vấn Bill về bí quyết thành công của Microsoft, Bill trả lời “Tầm nhìn của chúng tôi đã không thay đổi kể từ khi công ty được thành lập”. Có thể nói, điều sắc sảo nhất ở doanh nhân Bill Gates là tầm nhìn dài hạn và chính xác. Sau 30 năm kể từ khi bắt đầu, hình ảnh về một thế giới thay đổi với mỗi máy tính cá nhân trên bàn làm việc và ý tưởng “bạn có thể mua máy tính cá nhân từ các công ty phần cứng khác nhau, nhưng tất cả đều có thể chạy cùng một phần mềm của Microsoft” đã thành hiện thực. Tập trung vào phát triển phần mềm máy tính – cái mà Bill biết rõ là sẽ thống trị ngành công nghiệp máy tính đã đưa Bill lên vị trí doanh nhân thành công nhất thế kỷ XX.


William Henry Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra.
William Henry Bill Gates (sinh ngày 28 Tháng 10 năm 1955) - cựu Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Microsoft, công ty phần mềm máy tính lớn nhất thế giới. Từ năm 40 tuổi, Bill Gates đã luôn được xếp trong số những người giàu nhất thế giới, trong đó, ông đứng đầu danh sách này suốt từ năm 1995 đến 2009, không bao gồm 2008, khi ông được xếp thứ 3. Tạp chí Time gọi Gates là “Một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” và được xếp thứ tám trong danh sách các “Anh hùng của thời đại chúng ta”.
bill-gates.jpg
 Bill Gates luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới
  1. Bài học quan trọng từ thất bại
Thật tốt khi ăn mừng thành công, nhưng quan trọng hơn là rút ra những bài học từ thất bại. Thành công là một giáo viên tồi. Nó quyến rũ những người thông minh vào suy nghĩ ngốc nghếch rằng họ không thể thua
Bill sinh ra trong một gia đình nổi bật về kinh doanh và chính trị. Cha ông là một luật sư nổi tiếng, ông nội là phó chủ tịch của ngân hàng liên bang Mỹ đồng thời là nhà lập pháp của tiểu bang Seattle. Mẹ ông là nữ sinh viên đầu tiên của Đại học Washington. Sự sung túc của gia đình đã giúp Gates được gửi đến những trường tư thục tốt nhất. Trong trường tiểu học Lakeside, cậu bé Bill Gates cho thấy khả năng vượt trội về toán học và khoa học. Cũng chính tại đây, Gates lần đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với máy tính khi trường tiểu học trong buổi quyên góp từ thiện đã mua lại chiếc máy tính DEC PDP-10 của General Electric. Ngay lập tức, Gates bỏ dở các lớp học để ngồi hàng giờ như không thể tách rời khỏi chiếc máy tính. Ở độ tuổi 13, Gates đã viết chương trình máy tính đầu tiên của mình, trò chơi tic-tac-toe.
Từ đó cho đến khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Bill Gates được biết đến là cậu học sinh có tố chất tốt, nhưng luôn bỏ dở nhiều thứ và gặp không ít thất bại. Nhóm lập trình do Gates thành lập đầu tiên CCC đã phá sản chỉ sau 2 năm. Gates bỏ qua các lớp học và dành hầu hết thời gian ở Đại học Harvard trong phòng thí nghiệm máy tính trước khi bỏ học để thành lập Microsoft cùng một người bạn. Những ngày đầu thành lập, như Bill Gates tự khắc họa bản thân mình là một “kẻ thất bại chuyên nghiệp” khi những sai lầm quan trọng trong tiếp thị bán lẻ và những dự án phá sản hoàn toàn như APL không đem lại bất cứ kết quả nào… Nhưng với Gates, sai lầm chỉ đơn giản là một phần tự nhiên của thử nghiệm. Với thái độ bình tĩnh và hợp lý rằng mỗi sai lầm là một bài học và có thể sửa chữa, Bill Gates luôn nói, trong thất bại, ông luôn có cái gì đó để hoàn thiện.
  1. Tầm nhìn dài hạn
Tương lai sẽ là máy tính trên mỗi bàn làm việc và Microsoft trong mỗi máy tính
Khi tạp chí Fortune phỏng vấn Bill về bí quyết thành công của Microsoft, Bill trả lời “Tầm nhìn của chúng tôi đã không thay đổi kể từ khi công ty được thành lập”. Có thể nói, điều sắc sảo nhất ở doanh nhân Bill Gates là tầm nhìn dài hạn và chính xác. Sau 30 năm kể từ khi bắt đầu, hình ảnh về một thế giới thay đổi với mỗi máy tính cá nhân trên bàn làm việc và ý tưởng “bạn có thể mua máy tính cá nhân từ các công ty phần cứng khác nhau, nhưng tất cả đều có thể chạy cùng một phần mềm của Microsoft” đã thành hiện thực. Tập trung vào phát triển phần mềm máy tính – cái mà Bill biết rõ là sẽ thống trị ngành công nghiệp máy tính đã đưa Bill lên vị trí doanh nhân thành công nhất thế kỷ XX.
bill-gates1.jpg
 Tầm nhìn dài hạn và chính xác đã đưa Bill Gates lên vị trí doanh nhân thành công nhất thế kỷ XX
  1. Làm việc nhóm
Tại Microsoft, có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, nhưng tất cả là từ các nhóm làm việc
Gates trở thành Chủ tịch của Microsoft hơn 30 năm qua, nhưng vị trí của ông là từ sự giúp đỡ của nhiều người khác. Đồng sáng lập Microsoft với Bill, Pau Allen là người bạn với Bill từ trường tiểu học Lakeside. Họ đã làm nên sự kết hợp chặt chẽ và thành công nhất của thế kỷ XX. Gates cũng công nhận tầm quan trọng của những đồng nghiệp vững chắc và đáng tin cậy là những người bạn thân thiết của mình, hai người bạn Ric Weiland và Marc McDonald là một phần trong nhóm nòng cốt của Microsoft. Gates hầu hết làm việc với những bạn bè tin cậy mà ông hiểu và biết rõ họ cũng như họ hiểu con người và phong cách làm việc của ông. Khi số lượng nhân viên của công ty đã bắt đầu lên tới hàng ngàn, Bill Gates hướng đến tập trung tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp. “Hầu hết chúng tôi quyết định rằng mình muốn tuyển dụng người có khả năng với tâm trí hoàn toàn chưa bị ô nhiễm bởi một số phương pháp tiếp cận khác với Microsoft. Những người làm việc với niềm yêu thích và tập trung năng lượng vào nó”. Bằng cách đó, Microsoft đã duy trì sự tự do và sáng tạo trong môi trường làm việc của mình và duy trì vị trí cạnh tranh vững chắc với những đối thủ cạnh tranh lớn như Apple, Google.

Bill Gates bên ngoài Microsoft
- Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Bill Gates đã tuyên bố rút khỏi Microsoft để tập trung vào công việc của mình ở Quỹ từ thiện lớn nhất thế giới hiện nay do ông và vợ thành lập: Quỹ Bill & Melinda Gates. Bill đã cam kết đóng góp 5% tài sản của mình hàng năm để phát triển hoạt động của Quỹ bao gồm 3 chương trình lớn về y tế, giáo dục toàn cầu và chương trình hoạt động tại Hoa Kỳ.
- Bill được xem là người đàn ông mà phụ nữ muốn kết hôn nhất trên thế giới, nhưng Bill không hề nghĩ đến hôn nhân như một phần cuộc sống của mình. Năm 1987, Bill gặp Melinda lần đầu trong một cuộc họp báo của Microsoft tại Pháp. Vào thời điểm đó Melinda đã làm việc ở Microsoft 7 năm nhưng Bill chưa từng để ý đến cô. Vào một ngày chủ nhật năm 1993, một ý tưởng bất ngờ bắt đầu trong suy nghĩ của Bill và ông yêu cầu chuyển hướng máy bay về Palm Springs – nơi có cửa hàng trang sức do người bạn của ông - Warren Buffett đầu tư để chọn một chiếc nhẫn đính hôn và cầu hôn Melinda. Đám cưới của họ được tổ chức trên đảo Lanai, Hawaii trên 47 dặm bờ biển. Họ thuê tất cả 250 phòng khách sạn để đảm bảo sự riêng tư với chỉ 130 người tham gia lễ cưới. Khi đó, Bill 38 tuổi và Melinda 29 tuổi.

Người giàu nhất thế giới đến từ những quốc gia đang phát triển

Helu chưa bao giờ cố gắng để được chú ý hay bị xáo trộn bởi những gì người khác nghĩ về mình. Ông không thích được đem ra so sánh với Warren Buffett không phải bởi vì ông không biết đến tài năng của nhà đầu tư Mỹ mà vì ông cảm thấy đó là một đánh giá không đầy đủ. Đơn giản bởi Slim Helu không chỉ là một nhà đầu tư như Warren, ông là người trực tiếp tham gia vực dậy những công ty mà mình đầu tư. Dành hầu hết thời gian trong đời mình để làm việc, Slim tới nay vẫn duy trì thói quen chi tiêu tiết kiệm từ thuở nhỏ. Là doanh nhân giàu nhất thế giới, nhưng Slim sống đơn giản trong căn phòng 6 phòng ngủ khiêm tốn, nơi ông đã sống suốt 30 năm qua. Và mặc dù tỷ lệ bắt cóc ở Mexico khá cao nhưng Carlos Slim vẫn tự lái xe đi làm.

Carlos Slim Helu sinh ngày 28 tháng 1 năm 1940, ông trùm kinh doanh người Mexico, một trong những nhà đầu tư đương đại thành công nhất, nhà từ thiện và là người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes năm 2012.
Theo Forbes, ngày nay, “không một người dân Mexico nào có thể sống trọn vẹn ngày của họ nếu không sử dụng tới những sản phẩm và dịch vụ mà tập đoàn Helu cung cấp. Buổi sáng, người ta thức giấc trên tấm nệm do Sears Helu cung cấp hoặc họ bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại di động được cung cấp bởi tập đoàn viễn thông Helu. Trong ngày, họ ăn trưa tại các nhà hàng Helu trải khắp đất nước Mexico. Thậm chí, khi bay ra nước ngoài qua dịch vụ hàng không, họ lại tiếp tục sử dụng hãng máy bay Helu mang tên Vuela. Buổi tối, khi trở về nhà, tin tức trên đài hoặc truyền hình đều do tập đoàn Helu cung cấp”. Doanh thu hàng năm từ hệ thống kinh doanh của Carlos Slim chiếm tới 7% GDP của cả đất nước Mexico. Ông là người giàu nhất thế giới đầu tiên đến từ một quốc gia đang phát triển.
Carlos-Slim-Helu.jpg
 Carlos Slim Helu có thiên bẩm kinh doanh từ nhỏ
  1. Nhảy vào khi người khác muốn thoát ra
“Khi những người khác mong muốn được thoát ra, đó là khi tôi muốn nhảy vào”
Cha của Helu, ông Haddad mở một cửa hàng bách hóa vào năm 1911 trong khu trung tâm của Mexico City. Đó là thời điểm bạo lực nổ ra mạnh mẽ khắp thành phố, những người khác thì tìm cách tháo chạy và họ cảnh báo ông Haddad về cái chết, bạo lực và cướp bóc. Nhưng cha của Helu khăng khăng ở lại, hơn thế, ông còn mua lại tất cả bất động sản, cửa hàng mà ông có thể. Đó là một canh bạc lớn và cha của Helu đã được đền đáp xứng đáng. Bài học đầu tiên ấy để lại ấn tượng mạnh mẽ với cậu bé Carlos Slim Helu.

Năm 11 tuổi, Helu đã đầu tư vào trái phiếu chính phủ và bắt đầu lưu giữ, tính toán lại tất cả sổ sách chi tiêu của mình. Năm 15 tuổi, Helu đã nắm cổ phần tương đối của ngân hàng lớn nhất Mexico. Càng đến tuổi trưởng thành, Helu càng cho thấy khả năng kinh doanh  ấn tượng mà tất cả dựa trên một tiền đề đơn giản: Đi ngược dòng. Năm 1982, Mexico ở giữa cuộc khủng hoảng nợ khổng lồ, hầu như tất cả các ngân hàng và nhà đầu tư đều mong thoát khỏi thị trường chứng khoán nhanh nhất có thể, ngoại trừ Helu. Slim Helu không những không tháo chạy mà lại trở thành thợ săn cổ phiếu giá rẻ tinh nhạy. Helu nhanh chóng chộp lấy những công ty mà ông tin là có tiềm năng và khi cuộc khủng hoảng qua đi, với Cigatam, Helu đã trở thành nhà phân phối thuốc lá khổng lồ tại Mexico cùng chuỗi cửa hàng cà phê trên khắp đất nước. Những năm 1990, khi chính phủ Mexico rơi vào khủng hoảng, buộc phải bán đi hàng trăm công ty thuộc sở hữu nhà nước, Helu đã mua lại những doanh nghiệp sắp phá sản đó, trong số đó có Telefonos – Công ty điện thoại quốc gia Mexico, công ty mà sau này đã biến Slim Helu trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại lớn nhất Mexico… Khi mọi người sống với nỗi sợ hãi của họ thì Helu chiến thắng nó và biến thành cơ hội. Với Helu, dù khủng hoảng hay yên ổn, dù quá sớm, hay quá muộn, thậm chí là sai thời điểm, ông vẫn nỗ lực tìm ra cơ hội.
  1. Hiểu về tương lai và nhìn thấy chính bạn ở trong đó
“Tôi là một người đàn ông của những tri thức trên giấy, không phải điện tử”
Thành công lớn của Slim Helu gắn liền với những thành công khi đầu tư vào viễn thông và công nghệ như điện thoại di động, internet, truyền hình, phát thanh.... Nhưng khi nói về mình, Helu luôn tự nhận ông là người đàn ông với những tri thức giấy, không hiểu biết về điện tử và chỉ với niềm tin rằng “Công nghệ sẽ thay đổi cuộc sống của người dân và xã hội ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã dành hầu hết thời gian của mình để nghiên cứu cách mà công nghệ sẽ phục vụ cuộc sống của con người”. Và đó là lý do mà Slim Helu đã đầu tư vào tất cả mọi thứ từ điện thoại di động cho đến các nhà bán lẻ máy tính, những công nghệ tiên tiến liên quan đến quản trị công ty.
Carlos-Slim-Helu2.JPG
 Theo Forbes, Carlos Slim Helu hiện là người giàu thứ 3 trên thế giới
  1. Và cuộc sống của bạn không phải để theo suy nghĩ của những người khác
Khi bạn sống cho ý kiến của người khác, bạn đã chết. Tôi thậm chí không tốn một giây nào để suy nghĩ về những cách làm sao để mọi người biết đến mình
Helu chưa bao giờ cố gắng để được chú ý hay bị xáo trộn bởi những gì người khác nghĩ về mình. Ông không thích được đem ra so sánh với Warren Buffett không phải bởi vì ông không biết đến tài năng của nhà đầu tư Mỹ mà vì ông cảm thấy đó là một đánh giá không đầy đủ. Đơn giản bởi Slim Helu không chỉ là một nhà đầu tư như Warren, ông là người trực tiếp tham gia vực dậy những công ty mà mình đầu tư. Dành hầu hết thời gian trong đời mình để làm việc, Slim tới nay vẫn duy trì thói quen chi tiêu tiết kiệm từ thuở nhỏ. Là doanh nhân giàu nhất thế giới, nhưng Slim sống đơn giản trong căn phòng 6 phòng ngủ khiêm tốn, nơi ông đã sống suốt 30 năm qua. Và mặc dù tỷ lệ bắt cóc ở Mexico khá cao nhưng Carlos Slim vẫn tự lái xe đi làm.

Trong đời sống riêng, Slim Helu là một người đàn ông cô đơn. Ông kết hôn với người vợ duy nhất Soumay Domit từ năm 1967 cho đến khi bà qua đời năm 1999. Họ có 6 người con. Hiện nay, Slim đã giao lại sự nghiệp cho các con của mình, ông sống đơn giản trong các hoạt động từ thiện. Slim nói rằng ông chẳng hề quan tâm đến bảng xếp hạng của Forbes hàng năm và gương mặt người đàn ông giàu nhất thế giới vẫn không hề nở một nụ cười cho dù ông là một trong những doanh nhân nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất thế giới.